Home Bệnh xương khớp Điều trị loãng xương và gai đôi cột sống ở phụ nữ...

Điều trị loãng xương và gai đôi cột sống ở phụ nữ sau mãn kinh

7252
Điều trị loãng xương và gai cột sống lưng ở phụ nữ mãn kinh
Điều trị loãng xương và gai cột sống lưng ở phụ nữ mãn kinh

Tôi năm nay 52 tuổi, đã mãn kinh năm 50 tuổi. Tôi đã chup X-quang và đo mật độ xương thì kết quả đo xương T-Score là -2,6;  bị gai đôi đốt sống L3,4,5, chân và đầu gối thường xuyên đau nhức, kêu lục cục mỗi khi đi lại. Tôi đã uống Canxi, sữa Anlen, Jex cũng như uống thuốc giảm đau bác sĩ kê. Nhưng uống thuốc thì đỡ đau vài hôm rồi lại đau lại. Giờ tôi thấy bất lực không biết làm cách nào để chữa khỏi. Mong bác sĩ giúp tôi với, xin cảm ơn.

Chuyên gia tư vấn:

Điều trị loãng xương và gai đôi cột sống ở phụ nữ sau mãn kinh

Theo mô tả, chị đã bị cùng một lúc mấy vấn đề là loãng xương, thoái hóa xương khớp và gai đôi cột sống (vị trí thường bị gai đôi là L3, L4, L5) gây đau nhức chân, đầu gối kêu lục cục. Điều này, chắc chắn gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hàng ngày của chị như đau đớn, giảm khả năng vận động, lao động và giảm chất lượng cuộc sống của chị.

Về bệnh loãng xương, có thể khẳng định, ở độ tuổi của chị và đã mãn kinh thì nguyên nhân chủ yếu gây bệnh loãng xương là do mãn kinh và tuổi tác, có thể hoặc không kèm theo một số yếu tố nguy cơ như sinh nhiều con, chế độ ăn uống hàng ngày từ trước tới nay chưa đủ dưỡng chất, mắc một số bệnh mãn tính như viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, bệnh đái tháo đường, bệnh thận,v.v…. Loãng xương có rất ít biểu hiện, có thể sẽ gây đau mỏi chân dọc xương dài.

Vấn đề đầu gối thường xuyên đau nhức và kêu lục cục là do thoái hóa khớp và bệnh loãng xương làm tăng sự tác động lên khớp gối gây ra.

Gai đôi cột sống là một dị tật bẩm sinh của cột sống, vị trí hay gặp là vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Người bị gai đôi cột sống có thể bị đau mạn tính, thỉnh thoảng có những đợt đau cấp là do gai xương chèn vào các dây thần kinh chạy dọc xương cột sống. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, gai đôi còn thúc đẩy thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải cứ người bị gai đôi và bị đau lưng là bị thoát vị đĩa đệm. Gai đôi cột sống, tốt nhất nên điều trị bảo tồn, phẫu thuật chỉ áp dụng khi bệnh nhân quá đau mà dùng biện pháp bảo tồn không hiệu quả.

Để điều trị, chị cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

1, Điều trị bệnh loãng xương: Cần khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, ít nhất phải tuân thủ việc này trong 1 năm đầu. Bởi thuốc điều trị loãng xương rất nhiều tác dụng phụ và rất đắt tiền. Chị nên sử dụng ngay sản phẩm giúp bổ sung Canxi, vitamin D và MK7 (Việc uống canxi và sữa giàu Canxi của chị lâu nay, vẫn thiếu vitamin D và đặc biệt là MK7 nên hiệu quả không nhiều) để giúp Canxi được bổ sung đủ cho xương và tăng tạo xương, kết hợp với sản phẩm chứa EstroG-100 giúp bổ sung Estrogen thảo dược nhằm giảm tốc độ hủy xương. Khi sử dụng đồng thời hai sản phẩm này lâu dài, chắc chắn mật độ xương của chị sẽ tăng, sẽ cải thiện bệnh loãng xương mà không phải dùng quá lâu các thuốc trị loãng xương.

2, Giảm thoái hóa khớp, giảm đau do thoái hóa khớp và gai đôi cột sống: Nếu đau nhiều, chị vẫn nên dùng 1 đợt thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, sử dụng sản phẩm chứa các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry nhằm giúp cải thiện thoái hóa khớp, bảo vệ hệ thần kinh mạch máu do gai đôi và thoái hóa tác động, nhờ đó sẽ cải thiện dần tình trạng đau.

3, Vận động và thể thao phù hợp bằng châm cứu, vật lý trị liệu, bơi lội, đi bộ,… Nên tránh các môn phải vặn, cúi, nhảy cao, nhảy dây, aerobic,…

2.6/5 - (5 votes)