Home Bệnh về hệ thần kinh ĐÂU LÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH CHO HIỆU...

ĐÂU LÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH CHO HIỆU QUẢ CAO?

591

Người bệnh rối loạn tiền đình nào cũng chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi chúng càng sớm càng tốt. Vậy đâu là phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất hiện nay? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc

Hiện nay, hầu hết người bệnh rối loạn tiền đình sẽ được kê đơn thuốc tây để điều trị triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau.

-Thuốc ức chế kênh canxi như Cinnarizin, Flunarizine có tác dụng kiểm soát chóng mặt, choáng váng và ù tai, giảm đau nửa đầu, say tàu xe…

-Vinpocetine: Bảo vệ thần kinh, thường được chỉ định trong điều trị các bệnh về mạch máu não.

-Duxil: Giải quyết các tình trạng thiếu oxy ở các mô đặc biệt là ở mô não, giúp cải thiện tình trạng choáng váng, chóng mặt.

-Tanganil: Giúp làm giảm các tình trạng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, hoa mắt do rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não hay do thay đổi thời tiết.

-Diazepam, lorazepam…: có tác dụng an thần.

-Piragink: Giúp hoạt huyết lưu thông máu não, làm tan máu đông, phòng chống tắc nghẽn mạch máu…

-Thuốc chứa Ginkgo biloba, piracetam… hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ, hạ huyết áp… Do đó, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Đặc biệt, nhiều người nhầm tưởng triệu chứng rối loạn tiền đình với các cơn chóng mặt thông thường và tự ý mua thuốc về uống. Bệnh không được điều trị đúng thuốc dễ tái đi tái lại và dễ dẫn tới mạn tính.

2. Chế độ ăn uống cho người rối loạn tiền đình

Chế độ ăn uống phản khoa học cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh tình trở nặng hơn. Bởi vậy, song song với việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, phác đồ điều trị rối loạn tiền đình thì người bệnh cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Theo các chuyên gia, người bệnh rối loạn tiền đình cần bổ sung cho cơ thể những thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt, ưu tiên các thực phẩm giàu axit folic, chất sắt và các loại vitamin cần thiết như A, B6, C, D, và E.

Những dưỡng chất này thường được tìm thấy trong các loại rau củ quả, trái cây tươi, các loại đậu và hạt. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ qua nguồn dinh dưỡng từ thịt trắng (thịt lợn, gà…), cá, trứng, sữa… Đồng thời, bạn cũng nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe khoắn, tinh thần tỉnh táo và phòng ngừa tình trạng mất nước.

Đặc biệt, bạn nên lưu ý tránh những loại thực phẩm không tốt cho người rối loạn tiền đình sau đây:

-Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn hoặc món ăn chiên rán, sử dụng nhiều dầu mỡ.

-Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều muối hoặc đường.

-Đồ ăn có tính hàn như rau má, sắn dây, mướp đắng… cũng không tốt cho người bị rối loạn tiền đình.

-Các loại thịt đỏ như thịt bò, dê, cừu…

-Không sử dụng nước ngọt, đồ uống có ga, rượu, bia, thuốc lá và các loại chất kích thích khác.

3. Cách điều trị rối loạn tiền đình bằng bài tập

Tập luyện là phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình. Luyện tập đúng cách sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do bệnh tiền đình một cách tự nhiên.

Bạn có thể thực hiện những bài tập chữa rối loạn tiền đình dưới đây:

3.1. Bài tập cho mắt

Bạn nhìn thẳng về phía trước và tập trung vào một vật thể. Sau đó, bạn hãy chuyển động một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn phải giữ điểm nhìn ở vật thể đó. Bài tập này sẽ giúp cải thiện tầm nhìn và khả năng tập trung vào một vật thể đứng yên trong khi đầu đang di chuyển.

3.2. Bài tập đầu và cổ

Bạn gập và ngửa đầu lên xuống trái, phải theo ngược chiều kim đồng hồ. Bạn cũng có thể giữ cằm và đầu rồi vặn nhẹ đầu sang bên trái rồi sang bên phải.

3.3. Tư thế Yoga cây cầu

-Nằm ngửa trên thảm, hai chân chống xuống sàn, tay đặt dọc song song hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống.

-Hít vào nhẹ nhàng sau đó từ từ đẩy hông lên cao. Phần thân trước từ từ căng ra theo nhịp thở của mình.

-Giữ tư thế khoảng 10-15 giây rồi từ từ hạ người xuống. Thực hiện bài tập trong 15 phút.

3.4. Bài tập co gối chạm trán

-Nằm thẳng người, 2 tay song song với thân mình, 2 chân gấp ở tư thế 90 độ.

-Co chân lên áp sát vào ngực. Đồng thời, 2 tay vòng qua gối và đan xen vào nhau. Giữ tư thế trong vòng 15 giây.

-Nâng cổ lên, đưa cằm ép sát vào đầu gối. Giữ tư thế trong vòng 15 giây rồi thả lỏng, quay trở về vị trí ban đầu. Thực hiện lặp lại động tác trong 10 phút.

-Ngoài các bài tập trên, người bệnh có thể lựa chọn cho mình các bài tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe… Khi cơ thể khỏe mạnh cũng góp phần làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

4. Thói quen sống của người rối loạn tiền đình

Với những người có lối sống sinh hoạt phản khoa học, thường xuyên phải đối diện với áp lực trong cuộc sống, việc lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ khiến rối loạn tiền đình trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, bạn hãy điều chỉnh thói quen sống lành mạnh hơn để giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh.

-Ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế thức khuya khiến cơ thể bị kiệt sức, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làm giảm khả năng tập trung.

-Khi nằm ngủ, bạn nên đặt gối đầu ở tư thế cao vừa phải để máu có thể tuần hoàn tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch, gây thiếu oxy khiến bạn khó thở.

-Bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng trước khi ngủ cũng giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

-Khi thấy chóng mặt hay mất thăng bằng, bạn nên nằm xuống ở nơi yên tĩnh và thoáng mát. Đồng thời nên hạn chế lái xe, leo cầu thang… trong trường hợp này.

-Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên, ngồi xuống quá nhanh sẽ gây ra tình trạng mất thăng bằng, thậm chí té xỉu.

-Đối với những người làm việc văn phòng, bạn nên tránh làm việc hoặc ngồi trước máy tính trong thời gian dài. Bạn có thể đi lại hoặc thay đổi hướng nhìn sau 1 – 2 tiếng làm việc.

-Ăn uống điều độ và không bỏ bữa để cơ thể không bị tụt huyết áp, gây cảm giác chóng mặt và mệt mỏi.

-Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Hãy lên kế hoạch cân đối thời gian giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi để được thư giãn nhiều hơn và góp phần hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình cho hiệu quả cao.

Lưu ý quan trọng nhất được các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân áp dụng đó là kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ lưu thông máu, bảo vệ các tế bào thần kinh vùng tiền đình. Trong đó, sản phẩm nào được giới chuyên môn đánh giá cao và người bệnh tin dùng chứa các thành phần như: cao Blueberry, Chondroitin, Ginkgo biloba, Vitamin B2, B6… mang lại tác dụng như:

-Giảm nồng độ cholesterol, giảm sự lão hóa của các tế bào, điều chỉnh huyết áp cân bằng và ổn định, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

-Tăng chức năng tuần hoàn não, tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu oxy, chống oxy hóa gốc tự do, ổn định màng, cải thiện các vấn đề trí não,

-Tăng cường chuyển hóa hồng cầu, giảm chứng đau nửa đầu, tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt và làm giảm nguy cơ mắc các chứng về chuột rút, đau mỏi cơ bắp và tim mạch.

Nhìn chung, loại sản phẩm hỗ trợ này sẽ làm tăng cường lưu thông máu, giúp não bộ luôn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Các triệu chứng của rối loạn tiền đình như chóng mặt, đau đầu cũng giảm dần. Từ đó, hỗ trợ người bệnh có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này.

Rối loạn tiền đình là căn bệnh dai dẳng, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi thấy mình có những biểu hiện của bệnh, bạn nên đi thăm khám sớm và kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh và hạn chế những biến chứng khó lường.

Rate this post