Home Bệnh về hệ thần kinh NHỮNG LOẠI THUỐC RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH PHỔ BIẾN ĐƯỢC TIN DÙNG...

NHỮNG LOẠI THUỐC RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH PHỔ BIẾN ĐƯỢC TIN DÙNG NHẤT HIỆN NAY

351

Bệnh rối loạn tiền đình luôn mang đến cho người bệnh giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Bởi vậy, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc rối loạn tiền đình phổ biến dưới đây để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

1. Theo Tây y, rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Hiện nay, hầu hết người bị rối loạn tiền đình đều sử dụng những loại thuốc Tây y đặc trị. Vậy đó là những loại thuốc nào?

1.1. Acetylleucin (Tanganil) – Thuốc đặc trị rối loạn tiền đình, chóng mặt

Acetyl Leucin là loại thuốc thuộc nhóm điều trị chứng chóng mặt, buồn nôn khi bị rối loạn tiền đình. Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.

Thành phần chính: Acetyl- DL- Leucine

Công dụng: Giúp giảm các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt do rối loạn tiền đình.

Liều dùng:

-Người lớn: 3 – 4 viên/ngày chia thành 2 – 3 lần sau ăn. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể tăng liều theo chỉ định của bác sĩ.

-Trẻ em: Tùy độ tuổi và cân nặng mà bác sĩ sẽ chỉ định.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây khô miệng, khó tiêu, táo bón hay bị nổi mề đay.

1.2. Cinnarizin (Stugeron) – Thuốc tây rối loạn tiền đình khá phổ biến

Cinnarizin thuộc nhóm kháng histamin H1, được bào chế dưới dạng viên nén để người bệnh dễ bảo quản và sử dụng.

Công dụng: Giảm hoa mắt, ù tai và chứng mất tập trung do bệnh rối loạn tiền đình gây ra.

Liều dùng: Thuốc được kê theo đơn thuốc của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Người bệnh sử dụng có thể bị rối loạn tiêu hóa, hôi miệng, tích nước tăng cân, có cảm giác uể oải.

1.3. Thuốc giảm hoa mắt, chóng mặt Flunarizine

Đây là loại thuốc thường xuất hiện trong các đơn thuốc của bác sĩ khi kê cho những bệnh nhân bị chứng rối loạn tiền đình.

Công dụng: Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, thiếu oxy lên não và chống co giật hiệu quả.

Liều dùng:

-Liều ban đầu: Dùng 2 viên mỗi ngày, uống trước khi đi ngủ. Người bệnh trên 65 tuổi chỉ sử dụng 1 viên.

-Liều duy trì: 2 viên mỗi ngày, nhưng chỉ sử dụng 5 ngày liên tiếp sau đó nghỉ 2 ngày.

-Trường hợp người bệnh dùng thuốc sau 2 tháng nhưng không thấy bệnh thuyên giảm thì nên ngưng sử dụng thuốc.

1.4. Giảm chóng mặt rối loạn tiền đình đã có thuốc Vinpocetin

Thuốc Vinpocetin là một loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh tiền đình phức hợp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và hoạt động dựa trên cơ chế chuyển hóa ở não và lưu thông máu lên não.

Công dụng:

-Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh, bổ sung acid amin cho cơ thể.

-Tăng cường tuần hoàn máu não, giảm sức kháng mạch máu não.

-Ổn định nhịp tim và huyết áp.

-Giảm các triệu chứng buồn nôn, khô miệng

-Hỗ trợ giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt, sa sút trí tuệ

Liều dùng: Chia thành 3 lần uống, mỗi lần uống 5mg sau bữa ăn. Trường hợp bệnh nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định tăng liều lên 10mg mỗi lần.

Tác dụng phụ: nóng trong, táo bón, đau thượng vị.

1.5. Thuốc rối loạn tiền đình, tăng cường tập trung – Nomigrain 5mg

Nomigrain là loại thuốc Tây được sản xuất tại Ấn Độ và hiện đang được phân phối ở Việt Nam.

Thành phần chính: Flunarizine hydrochloride

Công dụng:

-Phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

-Giảm triệu chứng ù tai, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi.

-Giảm tình trạng suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ.

Liều dùng:

-Với người bệnh có triệu chứng đau nửa đầu, chóng mặt: trên 65 tuổi uống 1 viên vào buổi tối sau ăn; dưới 65 tuổi uống 2 viên chia 1 – 2 lần.

-Với người bệnh điều trị duy trì: nếu bệnh nhân có kết quả điều trị khả quan thì có thể giảm thuốc, dùng 5 ngày/tuần.

1.6. Sibelium trị rối loạn tiền đình

Đây là loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng đau nửa đầu và thiếu máu lên não.

Công dụng:

-Giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

-Cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.

Liều dùng:

-Không sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi

-Từ 18 đến 64 tuổi, mỗi ngày uống 10mg, sử dụng sau ăn tối.

-65 tuổi trở lên, uống 5mg sau ăn tối.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: uể oải, buồn ngủ cả ngày, miệng đắng và khô, đau mỏi người , tâm trạng trở nên bồn chồn, lo lắng.

1.7. Thuốc trị bệnh tiền đình Tanakan của Pháp

Đây là một loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các triệu chứng về rối loạn tiền đình.

Công dụng:

-Hỗ trợ điều trị giảm rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ và suy giảm thần kinh.

-Giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác.

Liều dùng:

-Trẻ em khi sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ

-Người lớn được khuyên dùng 3 viên mỗi ngày sau ăn.

Tác dụng phụ: Người bệnh dùng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: hạ huyết áp, buồn ngủ uể oải, tiêu chảy,…

1.8. Thuốc chữa rối loạn tiền đình, giảm chóng mặt đau đầu – Betaserc

Betaserc cũng là một gợi ý dành cho những người bị rối loạn tiền đình.

Công dụng:

-Giảm hoa mắt và các triệu chứng buồn nôn

-Hỗ trợ cải thiện hơn tình trạng ù tai gây khó chịu ở người bị rối loạn tiền đình

-Giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình

Liều dùng: Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 -2 viên. Nên sử dụng thuốc với thức ăn và uống nhiều nước để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

1.9. Thuốc bổ rối loạn tiền đình Ginkgo Omega

Ginkgo Omega là một loại thuốc rối loạn tiền đình được bào chế ở dạng thực phẩm chức năng.

Công dụng:

-Tăng cường lưu thông oxy lên não

-Chống lại oxy hóa gốc tự do

-Giảm chóng mặt, đau đầu

-Cải thiện thính giác và thị giác

-Tăng cường những dưỡng chất cần thiết lên não

Liều dùng: Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 lần, mỗi lần 1 viên.

1.10. Thuốc Tanganil – Thuốc tiêm rối loạn tiền đình

Khác với những loại thuốc trên, Tanganil không vào cơ thể theo đường uống mà được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.

Công dụng: Giúp người bệnh giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do căn bệnh tiền đình gây ra.

Liều dùng:

-Người lớn: 2 ống 50mg mỗi ngày, có thể tăng theo chỉ định của bác sĩ.

-Trẻ em 6 – 12 tuổi: Thường không được chỉ định sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.

Tác dụng phụ của thuốc: hại thận, không tốt cho gan và dạ dày.

1.11. Thuốc tây chữa rối loạn tiền đình – Apharmarin

Một loại thuốc tây hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình nữa là thuốc thần kinh Apharmarin.

Công dụng: Phòng và điều trị chứng đau nửa đầu, chữa trị chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ,…

Tác dụng phụ: dị ứng, phát ban, buồn nôn, đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng … là những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải.

1.12. Thuốc glucocorticoid

Thuốc glucocorticoid cũng là một loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình phổ biến.

Thành phần: methylprednisolone

Công dụng: chống viêm khi chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình, giảm chóng mặt, ù tai.

2. Các bài thuốc rối loạn tiền đình theo Đông y

Bên cạnh sử dụng các bài thuốc theo Tây y, người bệnh cũng có thể tham khảo những bài thuốc Đông y được gợi ý dưới đây. Hầu hết các loại thuốc Đông y đều khá an toàn, lành tính và phù hợp với hầu hết các trường hợp bệnh.

2.1. Bài thuốc chữa bệnh do can hỏa hóa phong

Bài thuốc bao gồm những vị thuốc sau: 12g phục thần, 12g ích mẫu, 12g câu đằng, 12g sơn chi, 12g tang ký sinh, 10g dạ giao đằng, 10g đỗ trọng, 10g hoàng cầm, 10g hà thủ ô trắng, 20g thạch quyết minh, 8g thiên ma.

Cách làm: Đun hỗn hợp thuốc với 750ml nước, sắc đến khi nước trong ấm còn 250ml thì tắt bếp. Mỗi ngày người bệnh sử dụng một thang chia 2 đến 3 lần, sử dụng khoảng 3 đến 5 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

2.2. Các loại thuốc chữa bệnh tiền đình do tạng phủ suy kém

Trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tiền đình do can, thận, tâm, tỳ suy kém thì người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y sau đây:

-Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn

-Bài thuốc Định huyễn thang

-Bài thuốc Chi huyễn trừ vựng thang

3. Lời khuyên của thầy thuốc

Bên cạnh việc tìm hiểu những loại thuốc về rối loạn tiền đình, người bệnh cũng cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh để có thể rút ngắn được thời gian điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân lưu ý một số điều sau:

-Không tự ý mua thuốc điều trị khi không rõ nguyên nhân gây bệnh.

-Tuân thủ phác đồ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

-Nắm được tác dụng phụ của các loại thuốc Tây để cân nhắc sử dụng.

-Duy trì lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng, stress quá độ.

Nếu người bệnh muốn tìm những loại thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ thần kinh mà không có tác dụng phụ thì có thể tham khảo sản phẩm có chứa những thành phần sau: Ginkgo Biloba, Cao Blueberry, Vitamin B (B1, B2, B6), Chondroitin,…. Những thành phần được kể trên có công dụng rất tốt trong việc tăng cường lưu thông máu lên não, kích thích phục hồi dây thần kinh, giảm tình trạng sa sút trí tuệ, stress, mất ngủ do căng thẳng thần kinh.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình.

Rate this post