Home Bệnh xương khớp Nguy cơ cao và hậu quả khôn lường do thoát vị đĩa...

Nguy cơ cao và hậu quả khôn lường do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

8181
Nguy cơ cao và hậu quả khôn lường do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Nguy cơ cao và hậu quả khôn lường do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Cấu tạo của cột sống cổ và lưng là lý do đầu tiên khiến bạn dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm

Cột sống của mỗi người là một cột xương gồm nhiều đốt sống chồng lên nhau. Cột sống có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, giúp vận động và bảo vệ tủy xương.

Mỗi người thường có từ 33-35 đốt sống, gồm :

  • 24 đốt sống phần trên rời nhau (trong đó, có 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7, 12 đốt sống lưng từ D1 đến D12 và 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5), giữa các đốt sống đều có đĩa đệm.
  • 5 đốt sống cùng dính nhau từ S1 đến S5
  • 4-6 đốt sống cụt cuối cùng cũng dính nhau tạo thành một liên tảng nhỏ.

Đĩa đệm có tính đàn hồi rất cao, có nhiệm vụ giảm sóc, giúp cột sống có thể hoạt động linh hoạt với các động tác như cúi, ngửa, nghiêng, xoay một cách uyển chuyển. Cũng bởi cấu tạo như vậy nên sẽ dễ bị thoát vị đĩa đệm ở các đốt sống rời nhau.  Khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí hoặc bị rách sẽ gây bệnh thoát vị đĩa đệm, gây chèn ép tủy sống cũng như các rễ thần kinh.

Phần lớn các thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sẽ xuất hiện tại các đốt cột sống L4 – L5 và L5 – S1, dẫn đến những biểu hiện như:

  • Thoát vị đĩa đệm vị trí L4 – L5: Các cơn đau có thể chạy từ mông, chèn ép dây thần kinh khiến cử động ngón chân, sự co duỗi ở mắt cá chân bị yếu. Bệnh nhân có cảm giác tê, và đau ở đầu bàn chân.
  • Thoát vị đĩa đệm vị trí L5 – S1: Tạo nên các cơn đau lan tỏa và có thể dẫn tới tê bì, mất cảm giác cả bàn chân.

Biểu hiện và hậu quả của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Khi bị thoát vị đĩa đệm, sẽ gây chèn ép các dây thần kinh cột sống gây đau và đau lan tỏa theo đường đi của dây thần kinh đến các bộ phận khác và dẫn tới đau mông, đau chân,… đó là đau thần kinh tọa.

Biểu hiện điển hình thường gặp của bệnh là:

    • Đau lưng, đau dây thần kinh liên sườn, đau và tê bì vùng chân, khiến việc vận động đi lại sẽ gặp khó khăn, nặng hơn có thể thấy bị teo cơ. Theo nhiều nghiên cứu thì 80% các trường hợp đau cột sống thắt lưng là do thoát vị đĩa đệm.
    • Giảm khả năng vận động, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi làm một số động tác tác động tới cột sống như nghiêng xoay, cúi gập, các rễ thần kinh bị chèn ép và tổn thương gây đau, khó hoạt động các chi.
    • Nếu thần kinh cánh tay bị tổn thương thì sẽ không thể gập hoặc nhấc tay lên, khả năng lao động và sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.
    • Nếu thần kinh tọa bị tổn thương thì có thể sẽ không nhấc nổi gót chân hay mũi chân, cơ chân sẽ dần bị teo, kèm theo cảm giác tê bì, mất cảm giác vùng chân, nặng hơn có thể không kiểm soát được tiểu tiện.

Hậu quả khôn lường do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng gây ra

Hậu quả nặng nề nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là gây tàn phế suốt đời nếu đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép tủy sống. Nhẹ hơn thì khả năng lao động giảm, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng sống, chưa kể tới tốn kém về chi phí và thời gian điều trị.

Rate this post