Đau mỏi là hậu quả tất yếu khi xương khớp bị thoái hóa, trong đó thoái hóa đốt sống cổ cũng vậy. Tuy nhiên, đau đớn chỉ là một trong hậu quả của bệnh lý về xương khớp này, bởi nếu không xử lý kịp thời thoái hóa đốt sống cổ sẽ khiến teo các cơ, thoát vị đĩa đệm, gây teo cơ, hạn chế vận động, thậm chí bị liệt.
Chớ coi thường thoái hóa đốt sống cổ
Xương khớp thoái hóa vẫn được xem là hiện tượng tất yếu của tuổi tác, nhưng gần đây giới trẻ mới 28 – 29 tuổi đã có biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ. Đối với người lớn tuổi đây chính là do lão hóa của các tổ chức cơ, thần kinh, mạch máu. Nếu chúng ta biết và khắc phục bằng chế độ luyện tập, ăn uống đầy đủ dưỡng chất… thì kéo dài thời điểm lão hóa ra.
Nhưng nhiều người trong cuộc sống còn bị các bệnh lý khác, đặc thù công việc phải ngồi, khuôn vác nặng, tư thế lao động khiến căng quá mức cơ và cột sống dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ. Còn thoái hóa đốt sống cổ hay gặp ở giới trẻ hay bị là do suốt ngày ngồi máy tính, đầu và cổ giữ một tư thế trong thời gian dài. Những người làm nghề thợ cắt tóc, nha sĩ cũng vậy, tư thế cúi lâu, ngửa cổ nhiều mà không biết tới một thời điểm nào đó phải thay đổi tư thế, khiến cho dây chằng và cột sống cổ tổn thương không đồng đều, khiến một điểm nào đó dễ xung yếu, chỉ cần sai tư thế nào đó là đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí gây chèn ép vào tủy, vào các dây thần kinh.
Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103, nhiều người vẫn nghĩ thoái hóa đốt sống cổ chỉ gây khó chịu, những cơn đau vùng cổ gáy, chịu khó vận động, xoa bóp là sẽ hết, nhưng thực chất thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc, cơn đau cản trở công việc của chúng ta.
PGS. Trần Đình Ngạn cho biết thêm, nếu cứ để diễn tiến mãi mãi mà không có hướng khắc phục thì điều đầu tiên là bị tê, mất cảm giác, làm các động tác không chính xác nữa, nhất là những người làm công tác kỹ thuật, khi bàn tay đã tê rồi thì các động tác sẽ không chính xác, hiệu suất công việc giảm hẳn. Dần dần từ cái tê đó sẽ khiến teo các cơ, thoát vị đĩa đệm, nhất là đĩa đệm thoát vị ở bên sẽ gây đau đớn, ở giữa thì sẽ chèn vào ống tủy ngoài đau đớn sẽ có rất nhiều biến chứng là teo cơ chi trên, nếu không giải quyết thì sẽ gây teo cơ chi dưới, hạn chế vận động, cử động.
Làm thế nào để phân biệt thoái hóa đốt sống cổ với chấn thương khác
Chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu đầu tiên và sớm nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là đau, có những người rất tự nhiên đang ngồi làm việc, ngồi lái xe ô tô… ở tư thế cố định kéo dài trên 2 tiếng đồng hồ, tự dưng buông tay lái, ngửa cổ ra để thư giãn thì thấy cổ đau đến mức không thể quay trở lại tư thế ban đầu. Hoặc có người xảy ra trong ban đêm là ngủ dậy thấy cổ đau dữ dội, đau nhói. Hoặc có người thì cái đau xảy ra từ từ vùng cổ, gáy, lan lên đỉnh đầu…Triệu chứng đau này nếu nhẹ chỉ cần xoa bóp, làm một vài động tác xoay, vặn, bẻ cổ là thấy biến mất, sau đó lại quay trở lại.
Thực ra đau đốt sống cổ có rất nhiều bệnh có thể gây ra như bệnh về xương khớp, chấn thương hay do bệnh lý viêm nhiễm đốt sống cổ kèm theo sốt như lao cột sống, các khối u. Nhưng đau của thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện tự nhiên, rồi có khi lại tự hết khi chúng ta vận động giúp cơ cổ mềm ra, nhưng tình trạng ngày càng năng lên do bệnh lý, do vị trí của đốt sống cổ bị tổn thương, sau đó kèm theo mức độ tổn thương của bệnh là gây đè vào dây thần kinh thì không chỉ đau ở vùng cổ không, mà còn đau ra vai, tay.
Cần làm gì khi đốt sống cổ bị thoái hóa?
PGS. Trần Đình Ngạn cho biết, khi không may nghi ngờ chúng ta bị thoái hóa đốt sống cổ thì cần đến khám bác sĩ. Ngày nay, có rất nhiều phương tiện để giúp ta chẩn đoán sớm được, nhưng có mấy phương pháp điều trị là điều trị nội khoa bằng thuốc tây y, đông y, châm cứu. và tỷ lệ nhỏ là điều trị bằng ngoại khoa. Và thường thì thoái hóa đốt sống cổ có tới 90% điều trị bằng nội khoa. Ngoại trừ trường hợp có teo cơ, liệt cơ tứ chi, có ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân thì buộc lòng chỉ định phải phẫu thuật.
Thực tế nơi hay bị tổn thương, thoái hóa nhiều nhất chính là đốt sống cổ 5, 6 và 7. Chúng ta biết rằng cột sống cổ có 7 đốt gắn liền với nhau, đốt 1 nối với đót 2 không có đĩa đệm ở giữa, từ cuối đốt 2, đốt 3, đốt 4, 5, 6, 7 nối với nhau bằng một khớp nối và giữa đó là có đĩa đệm. Đĩa đệm có nhân ở giữa, chủ yếu là các chất nhờn đóng vai trò như chất dầu chống xóc cho cột sống cổ của chúng ta. Chính vì thế chúng ta có thể nghiêng cổ bên phải, bên trái mà các đĩa đệm vẫn giữ được vị trí của nó giữ cho các xương đốt sống không va chạm vào nhau, chống thoái hóa.
Nếu bị thoái hóa đốt sống cổ, việc điều trị bằng nội khoa là điều cần thiết phải thực hiện càng sớm càng tốt. Do đó cần tìm thấy dưỡng chất nào giúp giảm thoái hóa sụn khớp, giúp giảm đau do thoái hóa đốt sống vùng cổ nói riêng, hạn chế biến chứng dây thần kinh, mạch máu do thoái hóa đốt sống cổ nói chung.
PGS. Trần Đình Ngạn khuyên, với các cơ, dây chằng sụn thì chất chính là Chondroitin, đây được xem là các collagen tuyp 2 rất cần thiết cho cấu trúc của nó. Khi quá trình thoái hóa khiến cho các cấu trúc này thiếu hụt đi dưỡng chất cần thiết thì cần bổ sung Chondroitin. Bên cạnh đó là các vitamin khoáng chất tốt cho xương, tái tạo các tổn thương ở xương khớp là Canxi, vitamin D và MK7.
- Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm có chứa Canxi nano, D3, MK7 tại đây!
- Tìm hiểu sản phẩm có chứa Chondroitin tại đây!
Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép dây thần kinh, khiến cho vấn đề máu nên não kém, gây đau đầu, chóng mặt, ngáp vặt, trong khi các dưỡng chất như Ginkgo Biloba, Cao Blueberry giúp giải quyết rất tốt việc này, tránh ứ trệ huyết, chống gốc tự do, giúp cải thiện hoàn toàn hiện tượng tê bì chân tay, giúp phục hồi hệ thống các dây chằng, cơ của mỗi chúng ta.
Để tránh tổn thương nghiêm trọng của thoái hóa đốt sống cổ, PGS Trần Đình Ngạn khuyến cáo ý thức dự phòng như luyện tập thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đừng bao giờ để bệnh trở nặng nên mới đi chữa, đây là bệnh chúng ta hoàn toàn có thể tự dự phòng được. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải có ý thức là tư thế ngồi thế nào cho hợp lý, không bao giờ ngồi 1 tư thế quá lâu. Chẳng hạn như nhiều người cao tuổi thường hay ngồi nghiêng cổ ngả vào thành ghế cứng xem phim hàng tiếng đồng hồ, ban đầu chưa có cảm giác khó chịu, nhưng hành động đó lắp đi lặp lại một thời gian thì vô hình chung chúng ta làm căng các cơ ở cổ, các mạch máu bị ép gây ra tình trạng máu bơn lên não kém… gây tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và thiếu máu não. Hay người ngồi làm việc văn phòng cũng thế, say mê suốt từ sáng tới trưa mà không thay đổi tư thế cổ. Hoặc một số thanh niên chơi game … sẽ dễ gây tình trạng thoái hóa đốt sống cổ sớm ở giới trẻ.
Nếu làm tốt những việc dự phòng tổn thương của cơ, dây chằng, dự phòng dược nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đồng thời khi có dấu hiệu sớm ban đầu, cần điều trị tích cực sẽ tránh những hậu quả nặng nề do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.