Home Bệnh về hệ thần kinh TẮM ĐÊM BỊ ĐỘT QUỴ – NGUY HIỂM “RÌNH RẬP” NHIỀU NGƯỜI

TẮM ĐÊM BỊ ĐỘT QUỴ – NGUY HIỂM “RÌNH RẬP” NHIỀU NGƯỜI

455

Đột quỵ hiện nay không còn là bệnh của chỉ người gia nữa mà đang có xu hướng gia tăng rất nhiều ở những người trẻ tuổi và đặc biệt là những người có thói quen tắm đêm. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người thờ ơ với những cảnh báo của các cơ quan y tế mà thường xuyên tắm đêm gây nên những hậu quả đau lòng. Vậy tại sao tắm đêm lại có nguy cơ cao bị đột quỵ và cách xử trí như thế nào chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Tại sao tắm đêm có thể bị đột quỵ?

Thực chất, việc tắm đêm không hẳn là nguyên nhân chính gây đột quỵ nhưng đây lại là một yếu tố thúc đẩy quá trình đột quỵ diễn tiến nhanh hơn. Theo nghiên cứu, các chuyên gia y tế đã tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ sau tắm đêm thường chủ yếu xuất phát từ một số bệnh nền sẵn có của người bệnh cụ thể như: cao huyết áp, mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu cao, tiểu đường… Khi các bệnh này kết hợp với những thay đổi của cơ thể trong quá trình tắm vào ban đêm sẽ khiến bệnh trở nên nặng nề hơn và gây nên đột quỵ. Một vài yếu tố chính thúc đẩy quá trình này như sau:

1.1. Đại tiện

Việc đi ngoài trước khi tắm là thói quen của rất nhiều người. Khi đi đại tiện sẽ làm tăng áp lực của ổ bụng, kích thích các dây thần kinh phế vị và làm tăng áp lực lên động mạch. Tất cả những tác động này khiến tim và hệ tuần hoàn trở nên căng thẳng. Nếu người bệnh tắm ngay tức khắc sẽ rất dễ dẫn đến một cơn đột quỵ bất ngờ. Vì vậy, những người bị táo bón thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.

1.2. Thay đổi huyết áp đột ngột

Những người có tiền sử bệnh huyết áp hoặc tim mạch nên học cách “từ bỏ” việc tắm đêm hoặc tắm vào sáng sớm ngay khi vừa thức dậy. Bởi đây là hai thời điểm nguy hiểm khiến huyết áp có thể tăng cao đột ngột do nhiệt độ không khí xuống thấp. Khi huyết áp thay đổi đột ngột lúc tắm sẽ gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ dẫn tới đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Rất nhiều trường hợp huyết áp thay đổi đột ngột khi tắm đã để lại hậu quả đáng tiếc.

1.3. Dội nước từ đỉnh đầu xuống

Nhiều người khi tắm thường có thói quen dội nước từ trên đỉnh đầu xuống khi tắm. Hành động này sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể bị thay đổi một cách đột ngột tạo thành áp lực gây vỡ động mạch hoặc vỡ mao mạch. Việc dội nước từ đỉnh đầu xuống càng nguy hiểm hơn khi người bệnh tắm vào ban đêm.

1.4. Tắm bằng nước lạnh

Trong những ngày thời tiết nóng nực, việc tắm bằng nước lạnh sẽ mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho cơ thể. Thế nhưng, việc tắm bằng nước lạnh lại tiềm tàng nguy cơ cao gây đột quỵ cho nhiều người nhất là những trường hợp tắm vào ban đêm. Bởi lúc này, khi cơ thể bạn đang nóng nước lạnh dội xuống sẽ làm động mạch co lại và cản trở sự lưu thông của máu lên não và tim. Đồng thời cũng khiến hệ thần kinh giao cảm bị căng thẳng đột ngột gây nên chứng đột quỵ nguy hiểm.

2. Tắm đêm như thế nào để tránh đột quỵ?

Việc tắm đêm luôn tiềm tàng những nguy cơ gây nên căn bệnh dễ tử vong cho bất cứ người nào. Vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ phát bệnh khi tắm đêm mọi người có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

-Nên tạo cho mình thói quen tắm sớm: Tạo thói quen tắm sớm vừa giúp bạn có thời gian thư giãn tuyệt vời lại giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải bệnh đột quỵ. Nếu bạn quá bận và không có thời gian tắm sớm cũng nên nhớ qua 22h tuyệt đối không được tắm. Sau khi tắm buổi tối cần lau khô người và sấy tóc để hạn chế khả năng nhiễm lạnh.

-Không tắm khi quá no hoặc quá đói: Khi bạn đang quá no hoặc quá đói cũng không nên đi tắm bởi lúc đó sẽ khiến dạ dày của bạn bị ảnh hưởng. Lúc này thường dẫn đến các cơn hoa mắt, chóng mặt dễ ngất xỉu và đột quỵ.

-Tránh dội nước lên người một cách đột ngột: Thay vì dội nước lên người một cách đột ngột các bạn nên từ từ để cơ thể cảm nhận với nhiệt độ của nước bằng cách thử từ tử bắt đầu từ 2 chân, 2 tay rồi mới đến người và đầu.

-Dành thời gian tập thể dục và tắm nước ấm: Việc thể dục thể thao mỗi ngày sẽ nâng cao sức đề kháng cũng như giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Bên cạnh đó, thay vì tắm nước lạnh bạn nên thay bằng việc tắm bằng nước ấm hàng ngày để mang lại khả năng thư giãn cho cơ thể sau một ngày dài.

-Tránh tắm gội ngay sau khi vận động mạnh: Ngay sau khi vừa tập luyện thể dục thể thao, các bạn không nên tắm luôn mà cần để cơ thể trở lại trạng thái bình thường mới nên đi tắm sẽ giúp hạn chế tình trạng đột quỵ.

-Không nên để cơ thể thay đổi nhiệt độ quá đột ngột: Nên để cơ thể từ từ thích nghi với nhiệt độ chứ không nên thay đổi một cách quá đột ngột khi tắm.

Ngoài ra, để giúp phòng tránh bệnh đột quỵ sau khi tắm đêm các bạn có thể sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần từ tự nhiên giúp lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt, thiếu máu nên não và phòng ngừa đột quỵ cũng như đột quỵ nhồi máu não hiệu quả.

Trên thị trường đã có sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả giúp giảm thiểu sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, stress, mất ngủ do căng thẳng thần kinh. Trong sản phẩm này có chứa các thành phần tiêu biểu như Cao Blueberry 25% OPC, Ginkgo biloba, Chondroitin, Fursultiamine (tiền vitamin B1) cùng với các vitamin nhóm B. Sản phẩm này đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành và sử dụng. Sản phẩm hiện được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng và hiệu quả mang lại.

>>Ngoài ra, để phòng ngừa và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị đột quỵ, hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 tư vấn cách TẠI ĐÂY.

3. Cách xử lý khi không may bị đột quỵ

Khi không may bị đột quỵ do tắm đêm các bạn có thể xử lý bằng cách cách như sau:

-Khi bị đột quỵ, trước đó bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, nhức đầu, tay chân khó cử động, tê cứng nửa mặt. Lúc này nếu còn tỉnh táo và có khả năng giao tiếp bạn có thể hét to lên để người nhà biết và đến cứu kịp thời.

-Trước khi cơ thể khụy xuống bạn sẽ có 10 giây đồng hồ vì vậy, nếu có thể bạn hãy ngồi xuống thật bình tĩnh và hít thật sâu giúp cung cấp oxy cho phổi và tạo điều kiện cho tim đập vài nhịp. Lúc này hãy choàng tạm khăn tắm và gọi người thân giúp đỡ.

-Nếu bạn gặp phải một cơn đột quỵ nhẹ, có thể uống một chén nước gừng nóng để cơ thể ấm áp và ổn định trở lại. Sau đó, liên lạc với các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Trong trường hợp gặp người thân bị đột quỵ các bạn nên tiến hành sơ cứu trong thời gian đợi xe cấp cứu đến. Cụ thể:

-Với những bệnh nhân còn tỉnh táo: Nên đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất dưới sự hỗ trợ của người dân.

-Với những bệnh nhân lơ mơ nhưng vẫn thở đều: Cần sơ cứu bằng cách đặt người bệnh nằm ở tư thế nghiêng an toàn để tránh việc ho hoặc nôn trớ gây cản trở sự hô hấp của người bệnh.

-Với những bệnh nhân đã hôn mê: Lập tức chuyển người bệnh sang nằm nghiêng một bên ở chế độ an toàn sau đó kịp thời gọi cấp cứu để được tư vấn hỗ trợ và đưa người bệnh đến bệnh viện nhanh nhất có thể.

Đột quỵ sau khi tắm đêm không còn là chuyện hiếm mà ngày càng xuất hiện nhiều. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này các bạn nên chú ý tới sức khỏe bản thân, không nên tắm buổi đêm hoặc tắm ngay sau khi vận động để luôn có một sức khỏe tốt. Ngoài ra nên biết cách truyền đạt kiến thức phổ biến về căn bệnh này để tránh cho bản thân và gia đình không bao giờ là “nạn nhân” của bệnh đột quỵ.

Rate this post