Home Bệnh về hệ thần kinh TAI BIẾN MÉO MIỆNG – LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH...

TAI BIẾN MÉO MIỆNG – LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NÀY?

361

Tai biến méo miệng có biểu hiện như thế nào? Làm cách nào để xử lý và cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao tai biến mạch máu não có thể gây méo miệng?

Tai biến mạch máu não là tình trạng não bị tổn thương do lượng máu lên não bị ngưng trệ. Lúc này, não và các bộ phận khác trên cơ thể bị mất chức năng đột ngột. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và thường để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Một số di chứng người mắc tai biến có thể gặp đó là: méo miệng, liệt nửa người. suy giảm trí nhớ,… Trong đó, tình trạng méo miệng xảy ra khá phổ biến.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tai biến méo miệng đó là do dây thần kinh ngoại biên số 7 bị liệt. Dây thần kinh này có vai trò chi phối hoạt động của các cơ bám vào da mặt. Chúng chạy song song với mạch máu ở khu vực tai. Khi mắc tai biến, nếu dây thần kinh này bị tổn thương, hoặc liệt thì sẽ dẫn đến tình trạng méo miệng, chảy xệ miệng ở người bệnh.

2. Biểu hiện của tai biến méo miệng

Người mắc tai biến méo miệng thông thường sẽ có một số biểu hiện dễ thấy như sau:

-Một nửa miệng bị méo, xếch, phần nhân trung cũng bị lệch hẳn so với bình thường, khiến người bệnh cảm thấy tự ti về khuôn mặt của mình.

-Gặp khó khăn khi ăn, thường bị rơi vãi đồ ăn.

-Thường xuyên chảy nước miếng khi nói, khi ăn, khi cười.

-Bệnh nhân bị méo miệng không có cảm giác đau.

-Một số trường hợp người bệnh còn khó khép mắt lại kể cả lúc ngủ, mắt lúc nào cũng mở trừng trừng cả ngày.

-Ngoài ra, người bị tai biến méo miệng có thể gặp triệu chứng: ù tai, tay chân tê bì, mắt mờ (thường ở bên bị liệt).

3. Cách xử lý nhanh khi bị tai biến méo miệng

Tình trạng tai biến méo miệng tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng sẽ khiến bệnh nhân tự ti. Bên cạnh đó, do khuôn mặt biến dạng nên người bệnh không nói tròn vành rõ chữ được, cũng như ảnh hưởng tới một số hoạt động thường ngày.

Do đó, trong cơn tai biến, ngay khi thấy có những dấu hiệu của tình trạng méo miệng, chúng ta cần sơ cứu cho người bệnh ngay tại chỗ, càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa di chứng để lại. Một số động tác xử lý nhanh khi bị tai biến méo miệng đó là:

-Dùng 2 ngón tay bấm vào 2 bên khóe miệng, nơi giao với khớp hàm. Khi ấn nếu người bệnh thấy đau tức là bạn đã thực hiện đúng cách.

-Nếu bị méo miệng bên trái thì cần bấm mạnh vào phía bên phải, còn nếu bị méo miệng bên phải thì bấm mạnh vào phía bên trái.

-Cùng với lúc đó, bệnh nhân nên há miệng hoặc ngáp nhiều lần. Vừa thực hiện động tác này, vừa bấm huyệt cho tới khi miệng há to tròn trở lại cân đối như bình thường là được.

-Tuy nhiên, có trường hợp khi thấy tình trạng méo miệng một số người lại sử dụng phương pháp cạo gió truyền thống. Tốt nhất bạn không nên áp dụng phương pháp này, bởi nếu không cẩn thận, việc sơ cứu không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu tới người bệnh.

4. Cách cải thiện di chứng tai biến méo miệng hiệu quả

Với những trường hợp không xử lý kịp thời, hoặc đã thực hiện sơ cứu nhưng không có hiệu quả, chúng ta cần áp dụng một số phương pháp để cải thiện các di chứng của tai biến méo miệng, cụ thể:

4.1. Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, người ta thường dùng phương pháp châm cứu để giảm những biến chứng của tai biến méo miệng. Thông thường, một liệu trình điều trị sẽ diễn ra từ 10 – 15 ngày, tần suất 1 ngày/lần. Trong quá trình châm cứu, để đạt hiệu quả, người bệnh nên kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, tự luyện tập cơ miệng. Sau đó, tần suất châm cứu có thể giãn ra 2 ngày/lần và duy trì liệu trình trong 4-6 tuần.

4.2. Theo Tây y

Đối với Tây y, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chạy điện nóng và sóng ngắn để điều trị tai biến méo miệng. Bên cạnh đó, người bệnh còn được hướng dẫn tập thêm một vài bài tập nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng méo miệng như:

Bài tậpCông dụngCách thức
Bài tập thổi bong bóngLàm tăng sức mạnh cơ miệng và sức chịu đựng của hàmDùng ống hút, nhai kẹo cao su hoặc thè lưỡi ra và thu lưỡi về
Bài tập ăn và nóiNhằm lấy lại chức năng vận động của miệngDùng môi, lưỡi, hàm và má cho các hoạt động hàng ngày như ăn, nói
Di chuyển cằmGiúp hạn chế cơ bị chảy xệ, rủ xuốngNgười bệnh giữ đầu thẳng, đồng thời di chuyển cằm từ bên này sang bên kia

Trong trường hợp bệnh nặng, tai biến méo miệng có thể chuyển sang dạng liệt nửa mặt, co cứng và cần phẫu thuật. Cùng với các phương pháp trên, khi cải thiện di chứng tai biến méo miệng, để đạt hiệu quả hơn người bệnh nên:

-Có chế độ ăn uống hợp lý, nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Đó là các loại rau có màu xanh sẫm như rau cải xanh, rau diếp; ngũ cốc nguyên hạt; một số loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt chia), tỏi, trà xanh,…

-Người bệnh nên hạn chế ăn các đồ dầu mỡ, đồ mặn, nước uống có ga hoặc cồn.

-Kết hợp sử dụng những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người bệnh tai biến méo miệng nên lựa chọn loại sản phẩm có chứa: Ginkgo biloba, cao Blueberry, Chondroitin,… kết hợp với các thành phần tiền vitamin B1, B2, B6.

Ưu điểm của sản phẩm này đó là an toàn, lành tính do được bào chế từ các thành phần tự nhiên. Bên cạnh đó, các thành phần trong sản phẩm cũng có công dụng rất tốt trong việc điều trị tai biến méo miệng, cụ thể:

-Ginkgo Biloba: đây là một trong những thành phần được dùng để chữa trị các bệnh liên quan tới trí não, được coi là chất bảo vệ hệ thần kinh rất hữu hiệu. Thêm nữa, Ginkgo Biloba cũng có tác dụng tăng chức năng tuần hoàn não.

-Cao Blueberry: được chiết xuất từ quả việt quất giúp điều chỉnh huyết áp ổn định, giảm nồng độ cholesterol trong máu. Từ đó, chúng góp phần cải thiện sức khỏe hệ thần kinh, giúp các dây thần kinh hoạt động bình thường.

-Chondroitin với công dụng hàn gắn các màng dây thần kinh.

-Kết hợp với đó là vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích các dây thần kinh phục hồi nhanh chóng.

Nhìn chung, sản phẩm chứa các thành phần từ Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin,… sẽ có tác dụng rất tốt lên dây thần kinh, giúp dây thần kinh mau phục hồi cũng như hạn chế bị tổn thương. Từ đó, góp phần làm giảm các di chứng của tai biến méo miệng.

Ngoài ra, thành phần của sản phẩm còn có thêm một số chất như Natri chondroitin sulphat, Fursultiamine, Pyridoxine. Chúng có công dụng cung cấp dưỡng chất cho hệ thần kinh trung ương, giảm đau nhức dây thần kinh. Từ đó, sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng tê bì chân tay, hỗ trợ điều trị những biến chứng khác của tai biến mạch máu não (sa sút trí tuệ, mất ngủ, đau mỏi vai gáy,…).

Do đó, đây là một sản phẩm vừa giúp cải thiện tình trạng tai biến méo miệng, vừa ngăn ngừa bệnh tái phát mà người mắc tai biến nên sử dụng. Để đạt hiệu quả người bệnh nên sử dụng theo liều lượng 2 lần/ngày, mỗi lần 1 viên, uống sau bữa ăn. Thời gian dùng từ 3-6 tháng. Bên cạnh người bị tai biến méo miệng, tai biến mạch máu não, một số đối tượng có thể sử dụng sản phẩm này đó là: người bị viêm dây thần kinh; người bị thiểu năng tuần hoàn não, người bị tê bì chân tay.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa tai biến và phục hồi sau tai biến mạch máu não tốt nhất nếu chẳng may bị tai biến mạch máu não, hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 tư vấn TẠI ĐÂY.

Với những thông tin trên đây mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn về tình trạng tai biến méo miệng cũng như cách xử lý kịp thời khi gặp bệnh này. Từ đó, mỗi chúng ta nên tự tìm ra các phương pháp để ngăn ngừa cũng như cải thiện bệnh nếu gặp phải.

Rate this post