Gót chân là một phần rất nhỏ của cơ thể của chúng ta nhưng khi bị đau ở gót chân thì có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Bạn có biết rằng, đau gót chân không chỉ đơn thuần chỉ là những cơn đau ở chân mà nó còn có thể liên quan đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, thậm chí là do sự tắc nghẽn trong cơ thể gây ra. Nếu muốn biết thêm về triệu chứng đau gót chân và nguyên nhân gây ra chúng, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
Các triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân
Đau ở gót chân là một triệu chứng rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, đặc biệt là với những người ở độ tuổi trung niên trở lên.
Đau gót chân thường bắt đầu với những cơn đau nhẹ ở một bên chân và nếu không được điều trị nhanh chóng, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đau gót chân có thể kéo theo phù chân, cơn đau lan rộng sang các khu vực khác quanh mắt cá chân.
Một số người bị đau gót chân còn cảm thấy vô cùng đau đớn khi đứng dậy và bước đi hoặc sau khi ngồi hoặc nằm xuống. Một số người khác lại có thể cảm thấy đau buốt khi đứng quá lâu.
Tuy nhiên, hầu hết những người bị đau gót chân đều cảm thấy không đau khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.
Nguyên nhân gây đau ở gót chân
1. Yếu thận
Theo Đông y, thận có mối liên hệ tới gót chân, thậm chí lưu thông từ thận còn chuyển xuống khắp bàn chân, cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi xương. Khi thận bị suy yếu, năng lượng của thận không đủ để cung cấp máu tới chân, hậu quả kéo theo là bàn chân và gót chân bị đau. Cơn đau này sẽ tăng lên nếu bạn đứng hoặc đi bộ lâu và sẽ giảm đi nếu bạn để cho chân được nghỉ ngơi.
Ngoài đau gót chân, thận yếu còn có thể gây ra các triệu chứng sau đây: thiếu năng lượng cho cơ thể, đau lưng dưới, chân yếu, khó nhấc chân, đi tiểu thường xuyên vào ban đêm, thức dậy sớm, trí nhớ kém, ham muốn tình dục giảm, mãn kinh sớm…
Để giảm cơn đau gót chân cũng như đau ở các bộ phận khác trong cơ thể, bạn cần:
– Bảo vệ lưng khi làm những việc như tập thể dục, đi bộ, làm việc…
– Để cho lưng, chân được nghỉ ngơi sau khi thực hiện hoạt động nặng hoặc làm việc trong thời gian dài.
– Đảm bảo bạn có một giấc ngủ tốt, đặc biệt là vào buổi sáng sớm.
– Ăn những thức ăn giúp năng lượng cho thận như canh xương thịt bò, tôm, sò, đậu nành hay đậu phụ…
Đau ở gót chân là một triệu chứng rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi lứa tuổi. Ảnh minh họa
2. Lưu thông máu kém
Đây cũng là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng đau ở gót chân. Nó thường được kết hợp với một vết thương cũ có thể đã xảy ra ở phần dưới của cơ thể (ví dụ như ở thắt lưng, hông, chân… ). Nếu chấn thương này không được điều trị hiệu quả triệt để, nó có thể gây ra tình trạng lưu thông máu kém, thậm chí là tắc nghẽn lưu thông trong cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến gót chân, gay đau ở gót chân.
Nếu bị đau gót chân do tắc nghẽn lưu thông máu trong cơ thể, cơn đau sẽ tăng lên lúc bạn đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm xuống sau khi đứng lâu. Trong trường hợp nặng, cơn đau có thể xuất hiện ở toàn bộ gót chân chứ không phải tại một điểm nào đó.
Để khắc phục tình trạng đau gót chân do lưu thông máu trong cơ thể kém, bạn cần:
– Chữa trị các vết thương cũ trong khi đang điều trị đau ở gót chân.
– Tập thể dục thích hợp cho phần dưới của cơ thể để cải thiện lưu thông và ổn định nguồn cung cấp máu đến gót chân.
– Tránh đứng trên sàn nhà/bề mặt lạnh với đôi chân trần.
– Ngâm chân trong nước ấm 20 phút mỗi ngày khi bị đau.
Ngoài 2 nguyên nhân chính nói trên, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ra tình trạng đau ở gót chân, bao gồm: Nhiễm trùng ở chân, đứng lâu hoặc đi bộ nhiều với đôi giầy không thoải mái…
Nếu đã áp dụng các cách đơn giản mà sau 1 tháng tình trạng đau ở gót chân vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đi khám để được điều trị tích cực và hiệu quả nhất.
Theo Afamily