Sa sút trí tuệ được coi là bệnh lý rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, lời nói và hành động… ngày nay ta gọi là bệnh lẫn hoặc bệnh đãng trí ở người già.
Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ được gọi là bệnh Alzheimer, bệnh làm suy giảm chức năng hoạt động của tế bào óc từ từ cho đến mức tồi tệ và làm cho người bệnh không còn khả năng làm công việc hằng ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí tuệ, trong đó điển hình là yếu tố tuổi tác, hầu hết những người mắc bệnh sa sút trí tuệ đều nằm trong tuổi từ 65 trở lên, bệnh diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra số lượng tế bào não và lưu lượng truyền đến thần kinh bắt đầu giảm dần từ lúc 20 tuổi. Khi tuổi càng lớn, sự thay đổi càng nhiều hơn, thường do chế độ sinh hoạt không hợp lý, mất ngủ, áp lực công việc dẫn đến stress. Từ đó, mà gốc tự do sinh ra làm tổn thương tế bào thần kinh gây suy giảm trí nhớ.
Một yếu tố nữa gây suy giảm trí tuệ là gia đình và tính di truyền, nếu trong nhà có cha hoặc mẹ mắc bệnh Alzheimer, nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao gấp 2-3 lần người khác.
Do tần suất phát triển các gốc tự do ở đổ tuổi 30 sinh ra một lượng chất độc hại, trong khi cơ thể giảm dần khả năng chống đỡ, khi xuất hiện lượng dư thừa sẽ gây tổn thương cho tế bào thần kinh, thường bệnh tiến triển chậm từ 7 đến 10 năm thì gây ra một sự suy giảm khả năng nhận thức, gồm cả những liên quan đến bộ nhớ, chuyển động, ngôn ngữ, hành vi và tư duy trừu tượng.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nhân khác như là chấn thương, tai biến mạch máu não, u não, viêm não siêu vi, nghiện rượu, bệnh gan, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường,… cũng có dẫn tới sa sút trí tuệ.
Ngăn ngừa và chữa trị bệnh sa sút trí tuệ
Khi chứng suy giảm trí nhớ có biểu hiện rõ rệt và tiến triển thành các bệnh sa sút trí tuệ, Parkinson, Alzheimer… thì khả năng phục hồi rất khó. Hiện tại chưa có các thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh sa sút trí tuệ, chỉ có thể điều trị triệu chứng, làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.
Do vậy, các chuyên gia cảnh báo, việc ngăn ngừa và chữa trị các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ sớm là yếu tố tiên quyết để dự phòng và tránh các diễn tiến xấu, biến chứng nguy hiểm của bệnh.Tổn thương tế bào thần kinh là khi tế bào thần kinh được nuôi dưỡng kém và tác động của gốc tự do được sinh ra ồ ạt theo tuổi tác và do bệnh lý là những nguyên nhân gây chứng suy giảm trí nhớ. Bởi vậy, để ngăn ngừa và điều trị tốt chứng suy giảm trí nhớ cần phải khống chế được các nguyên nhân này.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, các vitamin nhóm B cùng chondroitin giúp điều trị các tổn thương, rối loạn và bảo vệ tế bào thần kinh rất hiệu quả. Cùng với đó, nên bổ sung thêm Ginkgo Biloba (một loại bạch quả) giúp tăng cường lưu thông máu, giúp đưa nhiều oxy tới nuôi dưỡng tế bào não và đặc biệt là cao Blueberry (cao việt quất) được y học sử dụng để trung hòa và ngăn sản sinh các gốc tự do một cách mạnh mẽ.
Cao Blueberry chứa chống oxy hóa Anthocyanin khi sử dụng sẽ vào máu, chạy lên não, vượt qua hàng rào mạch máu não và đến những vùng tế bào thần kinh, chống lại các gốc tự do, làm tăng quá trình dẫn truyền. Nhờ vậy, cao Blueberry giúp cải thiện nhận thức, vận động và tăng trí nhớ,. khả năng nhớ và học tập cải thiện rõ rệt sau 12 tuần bổ sung Blueberry.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa bệnh sa sút trí tuệ cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cần tránh những đồ ăn thức uống có hại cho trí nhớ (như rượu, thuốc lá,…), và tăng cường trí nhớ cũng như luyện tập thể thao đều đặn.