Home Bệnh về hệ thần kinh PHÒNG NGỪA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO ĐÚNG CÁCH,...

PHÒNG NGỪA TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO ĐÚNG CÁCH, HIỆU QUẢ?

438

Hiện nay, độ tuổi bị tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa tai biến mạch máu não? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Triệu chứng tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ) là tình trạng lượng máu và oxy không thể cung cấp tới não bộ, khiến não bị mất chức năng đột ngột. Có 2 dạng tai biến mạch máu não cơ bản là đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ chảy máu não. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, song những người trung niên và cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc tai biến cao hơn.

Những triệu chứng tai biến mạch máu não thường gặp là:

-Rối loạn cảm giác, chân tay tê bì, thậm chí liệt vận động.

-Mất thăng bằng, không xác định được phương hướng.

-Gặp khó khăn khi nói, nuốt đồ ăn.

-Huyết áp cao.

-Thị lực suy giảm.

-Ý thức có dấu hiệu rối loạn, khác lạ như: lú lẫn, hôn mê, quên quên nhớ nhớ,…

-Một số biểu hiện khác: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…

2. Vì sao cần phải phòng ngừa tai biến mạch máu não?

Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và diễn ra một cách đột ngột, nhanh chóng. Nếu không cấp cứu kịp thời, đúng cách rất dễ gây tử vong và di chứng nặng, mất nhiều thời gian phục hồi. Một số di chứng người bệnh thường gặp như: liệt nửa người, các cơ co rút, giảm khả năng giao tiếp,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, công việc và tâm lý. Chính vì vậy, phòng ngừa tai biến mạch máu não là một việc làm rất quan trọng mà bất cứ ai cũng cần lưu ý.

3. Biện pháp giúp phòng tai biến mạch máu não

Vậy làm thế nào để phòng ngừa tai biến mạch máu não? Dưới đây là các biện pháp cơ bản mà bạn có thể thực hiện để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này xảy ra:

3.1. Kiểm soát các bệnh có nguy cơ gây tai biến mạch máu não

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân thường gây ra tai biến mạch máu não. Khi huyết áp tăng, mạch máu nuôi não bị hẹp lại, nhưng đồng thời lại chịu một áp lực lớn nên dễ bị vỡ, gây tai biến. Bạn nên thường xuyên đo huyết áp để nắm được tình trạng sức khỏe và dùng thuốc điều trị nếu cần. Mức huyết áp thông thường dưới 120/80 mmHg.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh này thường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 – 6,5 lần so với bình thường. Bệnh sẽ gây tổn thương hệ thống động mạch trong đó có động mạch ở não. Để kiểm soát tiểu đường, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học. Bạn nên hạn chế các chất béo, nhiều calo, đường,… thay vào đó ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ.

Điều trị bệnh tim mạch

Các bệnh tim mạch như rung tâm nhĩ, viêm màng trong tim, nhồi máu cơ tim, thông liên nhĩ,… sẽ khiến nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cao hơn. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị các bệnh này là rất cần thiết. Đặc biệt, với những gia đình có tiểu sử bị bệnh về tim mạch thì càng cần lưu ý hơn. Bên cạnh chữa trị bằng thuốc, người mắc bệnh tim mạch luôn cần giữ cho tinh thần thoải mái, tránh những cú “sốc” lớn.

Tập thể dục hàng ngày

Mỗi ngày, bạn nên dành ít nhất khoảng 30 phút để tập thể dục. Thói quen này sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, dẻo dai hơn và phòng chống các căn bệnh nguy hiểm trong đó có tai biến. Một số bài tập đơn giản phòng ngừa tai biến đó là: đi bộ, đạp xe, tập yoga,…

Giữ cân nặng ổn định, chống béo phì

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cao. Bởi các chất béo dư thừa trong cơ thể có thể khiến mạch máu não bị tắc nghẽn, gây ra tai biến. Bên cạnh đó, người thừa cân thường có chỉ số huyết áp cao hơn. Do đó, nếu đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên có những phương pháp giảm cân, chống béo phì để hạn chế đột quỵ xảy ra.

3.2. Xây dựng lối sống lành mạnh

-Thay đổi chế độ ăn: Thực đơn hàng ngày của bạn cần đảm bảo có đủ các dưỡng chất và vitamin. Một ngày cần ăn đủ 3 bữa chính, có thể bổ sung thêm bữa ăn nhẹ nếu cần. Đặc biệt, ưu tiên những loại thực phẩm như: cá, rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu chất xơ. Bên cạnh đó, bạn nên tránh xa đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, hạn chế ăn muối, đồ ăn cay nóng.

-Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích. Đây là những chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não. Nếu trong quá trình điều trị bệnh, việc sử dụng chúng cũng gây ảnh hưởng tới kết quả. Ngoài ra, những chất này còn có thể gây ra thêm nhiều bệnh nguy hiểm khác về hô hấp, gan,…

-Duy trì được cân nặng lý tưởng: Bạn có thể kiểm tra tình trạng cân nặng của mình dựa theo chỉ số BMI bằng cách lấy cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng m). Nếu chỉ số này từ 25 – 29,9 là thừa cân, trên 30 là béo phì.

-Kiểm soát tốt đường huyết bằng một chế độ ăn uống khoa học, tâm lý thoải mái, tập thể dục đều đặn,… Ngoài ra, với những trường hợp đặc biệt thì nên đi khám và sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

3.3. Sử dụng sản phẩm dự phòng tai biến mạch não

Những loại sản phẩm này chủ yếu sẽ có các công dụng như:

-Tăng tuần hoàn máu, tăng cường lưu thông máu.

-Bảo vệ hệ thần kinh.

-Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh tai biến như: tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, đau đầu, đau dây thần kinh,…

Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như Ginkgo Biloba có công dụng tăng chức năng tuần hoàn não, cao Blueberry giúp ngăn ngừa bệnh về tim mạch và ổn định huyết áp. Ưu điểm của chúng là lành tính, an toàn cho người dùng.

Bên cạnh đó, thành phần của sản phẩm còn tăng cường bổ sung những dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh như: Riboflavine (Vitamin B2) giúp tăng cường chuyển hóa hồng cầu, Fursultiamine làm giảm đau nhức dây thần kinh, Chondroitin giúp hàn gắn màng dây thần kinh,… Do đó, việc sử dụng những sản phẩm hỗ trợ cải thiện, bảo vệ não bộ và hệ thần kinh từ sâu bên trong sẽ là một biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả mà bạn nên sử dụng.

>> Xem thêm:  PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 tư vấn cách phòng ngừa hiệu quả và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị tai biến mạch máu não, đột quỵ hiệu quả TẠI ĐÂY.

4. Làm gì khi thấy người bị tai biến mạch máu não?

Khi thấy người bị tai biến mạch máu não, bạn cần nhanh chóng làm những việc sau:

-Đỡ người bệnh, không để họ bị ngã vì rất dễ gây chấn thương sọ não. Nếu bệnh nhân bị ngã trước thì hạn chế di chuyển người bệnh.

-Bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu và nhấn mạnh về việc người bệnh bị tai biến/đột quỵ để các nhân viên y tế biết được tình trạng khẩn cấp.

-Giữ cho khu vực xung quanh người bệnh thoáng, có đủ không khí để thở.

-Nới lỏng quần áo của người bệnh.

-Cố gắng trò chuyện để người bệnh giao tiếp, hỏi một số thông tin về tình trạng của bệnh nhân.

-Viết lại tất cả các triệu chứng xảy ra trong cơn đột quỵ để cung cấp cho bác sĩ, những thông tin này sẽ rất có ích trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh.

5. Những điều không được làm khi người thân bị tai biến mạch máu não

Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý tránh một số điều sau khi gặp người bị tai biến mạch máu não:

-Không tự ý di chuyển bệnh nhân, đặc biệt phần cổ.

-Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, thuốc Aspirin,…

-Không cho bệnh nhân ăn uống. Việc này sẽ giúp người bệnh tránh được tình trạng nôn trào, hít chất nôn vào đường thở.

-Không tự ý bấm huyệt nhân trung, đánh gió, châm cứu,… để tránh khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

6. Tai biến mạch máu não ngày nay được điều trị ra sao?

Việc điều trị tai biến mạch máu não nhằm mục đích tái thông mạch máu càng sớm càng tốt. Như đã giới thiệu về 2 dạng tai biến mạch máu não phía trên, từ đó cũng sẽ có các phương pháp điều trị tương ứng. Cụ thể hiện nay bệnh tai biến có thể chữa bằng liệu pháp: làm tan cục máu đông (rTPA) và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Sau đó, bước tiếp theo trong quá trình điều trị tai biến mạch máu não là phục hồi chức năng và hạn chế các di chứng.

Bài viết trên đây là những phương pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não cơ bản. Hy vọng bạn đã hiểu thêm và nắm được cách phòng bệnh tai biến tốt nhất cho mình.

Rate this post