Ngủ dậy hay bị tê tay là tình trạng tay có dấu hiệu mất cảm giác hoặc không thể cử động, hạn chế khả năng vận động. Đây là biểu hiện cho thấy cơ thể bạn đang có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý phức tạp. vì vậy cần được thăm khám và chẩn đoán để điều trị càng sớm càng tốt, tránh để lâu có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngủ dậy hay bị tê tay là dấu hiệu của bệnh gì?
Ngủ là khoảng thời gian cơ thể được thư giãn sau một ngày làm việc, vận động mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người lại phát sinh triệu chứng tê tay khi ngủ dậy. Trên thực tế, tình trạng này có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý khác nhau:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Khi nhân nhầy tràn ra bên ngoài do thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép lên các dây thần kinh, rễ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh cánh tay, từ đó gây tê nhức tay.
- Viêm dây thần kinh ngoại biên: Tê nhức tay, hạn chế khả năng vận động cánh tay khi ngủ dậy là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên.
- Bệnh tim mạch: Khi mắc bệnh tim mạch, khả năng vận chuyển máu sẽ bị tác động, tình trạng này khiến các bộ phận càng xa tim càng có nguy cơ bị tê nhức và mỏi dần, từ đó xuất hiện triệu chứng tê tay khi ngủ dậy.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường ở giai đoạn nặng có thể khiến người bệnh cảm thấy tay bị tê nhức, đặc biệt là vào buổi tối và sáng khi vừa ngủ dậy.
- Hội chứng ống cổ tay: Khi dây thần kinh cánh tay chèn ép hoặc viêm nhiễm có thể phát sinh ra một số vấn đề như đau nhức tay, tê bì tay vào buổi tối hoặc sáng khi vừa ngủ dậy,…
- Thiếu máu não cục bộ: Đây là bệnh lý có thể gặp ở người cao tuổi, khởi phát đột ngột trong thời gian ngắn, thường gây đau đầu, đôi khi còn phát sinh triệu chứng tê tay khi ngủ dậy.
Bên cạnh đó, ngủ dậy hay bị tê tay khi ngủ dậy cũng có thể phát sinh do một số nguyên nhân như: bệnh thiếu chất (vitamin B1, B12, canxi, kali,…), tư thế ngủ hay gối đầu lên cánh tay, ngủ gục trên bàn làm việc, tê tay ở phụ nữ đang mang thai,…
Ngủ dậy hay bị tê tay – khắc phục như thế nào?
Để điều trị chứng tê tay khi ngủ dậy, việc đầu tiên cần biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, tình trạng bệnh lý và mối liên hệ đến một số bộ phận khác trên cơ thể thông qua việc xét nghiệm, phim chụp X-quang, từ đó có thể đưa ra liệu trình chữa trị hiệu quả nhất.
Nếu bị tê nhức do các bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh cột sống gây ra dựa vào nguyên nhân của bệnh và mức độ bệnh lý, các chuyên gia khuyến khích sử dụng các sản phẩm có chứa bộ 3: Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 sẽ giúp cổ trụ cột sống vững chắc, hạn chế tình trạng loãng xương gây thoái hóa đốt sống cổ.
Nếu bị tê tay do các bệnh lý về viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh tiểu đường, thiếu máu não…người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng các sản phẩm chứa Fursultiamin, Chondroitin, Ginkgo Biloba và Cao Blueberry…giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh, hồi phục các tổn thương mạch máu và dây thần kinh do thoái hóa chèn ép, giảm tê chân tay khi ngủ dậy do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Đồng thời, thực hiện một số biện pháp trị liệu bằng cách xoa bóp, nắn chỉnh bằng tay hoặc tập một số bài vận động đơn giản để kích thích cơ thể mau phục hồi, giúp xương khớp được thư giãn và chắc khỏe hơn.
Muốn điều trị dứt điểm chứng tê tay khi ngủ dậy hiệu quả và không lo tái phát thì bạn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp trên. Kết hợp từ bỏ các thói quen có hại, tham gia một số bộ môn thể thao phù hợp với thể trạng của từng người, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái.
Tìm hiểu thêm tại đây: