Home Chuyên gia tư vấn Hay bị chuột rút và tê cứng chân ?

Hay bị chuột rút và tê cứng chân ?

18268

Câu hỏi : Chào anh chị.
Tôi tên Phục, năm nay 22 tuổi. Tôi viết nội dung này muốn hỏi anh chị về sức khỏe của tôi có nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào. Tôi hay bị chuột rút và tê cứng chân phải từ vùng bắp đùi đến các ngón chân trong khi nằm ngủ và ngồi bình thường. nằm ngủ tôi vẫn duổi thẵng chân để ngủ, và tư thế ngồi tôi cũng để thẳng chân, đôi lúc tôi co chân lên ghế để ít bị mỏi. nhưng tôi hay bị chuột rút lúc nữa đêm khi đang ngủ, chân phải tôi tê cứng và vô cùng đau, khi bị chuột rút tôi hay thức giấc và dạy đá chân vào tường, một lúc sau tôi mới hết. lúc tôi ngôi cũng vậy, tôi bị chuột rút và đá mạnh vào chân bàn, đồng thời tôi bóp bắp chân và các ngòn chân. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp tôi như vậy có nguy hiểm lắm không ạ, tôi phải làm gì để hạn chế bị như thế. mặc dù trước khi ngủ tôi có đấm bóp chân trước khi đi ngủ. Tôi cảm ơn (vanphuccntts43@…)

bi chuot rut
Hình minh họa.

Chuyên gia tư vấn :

Chào bạn,

Chuột rút, hay vọp bẻ, là cảm giác đau gây ra bởi sự co rút, thường là co cơ. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút. Nguyên nhân thứ nhất là thiếu ôxy đến cơ, nguyên nhân thứ hai là thiếu nước và một số khoáng chất như magiê, kali, canxi, natri.

Ngoài ra, có một vài nguyên nhân khác như ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân; bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết. Đôi khi, một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh… cũng gây ra triệu chứng chuột rút.

Bình thường, chuột rút không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước… thì có thể gây tai nạn, chết đuối. Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.

Cách xử lý hiện nay:

Việc đầu tiên là xem có bị các nguyên nhân như đã kể trên hay không để tránh. Nếu thiếu khoáng chất, hãy bổ sung canxi, magie mỗi ngày (Bạn có thể uống Vững Cốt hoặc Davita Bone mỗi ngày để bổ sung Canxi, Magie). Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục. Nếu có liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh, bạn có thể uống thêm viên uống chứa Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B ngày 2v/2l trong 3 tháng liên tục.

Nếu ít vận động, bạn có thể phòng ngừa chứng chuột rứt ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ một ít phút vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Các bài tập đơn giản làm căng bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữä ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo.

Một số phương pháp khác cũng có thể làm giảm chuột rút ban đêm, đó là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp.

Khi đã bị chuột rút, hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên.

Chúc bạn luôn khỏe!

Bs Vũ Văn Lực

(Tổng đài tư vấn Sống Khỏe Đẹp 24H – 1900.1259)

3.3/5 - (3 votes)