Rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh. Vậy nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người già là gì và cách phòng tránh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.
1. Rối loạn tiền đình ở người già
Rối loạn tiền đình là bệnh lý tổn thương dây thần kinh số 8, khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch, làm cơ thể mất khả năng duy trì sự cân bằng, dẫn tới hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, đau đầu… Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, tuy nhiên những người cao tuổi có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn cả. Nguyên nhân là do các cơ quan trong cơ thể bị suy thoái, sức đề kháng kém, kết hợp với nhiều bệnh lý. Vì vậy khả năng bị tiền đình cũng tăng cao.
Người cao tuổi khi mắc hội chứng tiền đình không được phát hiện và chữa trị sớm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến họ cảm thấy chán nản, chất lượng cuộc sống suy giảm.
2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở người già
Một số nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người già có thể kể đến như:
2.1. Thiếu máu não
Thiếu máu não thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc những người bị thiểu năng tuần hoàn máu não… Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài khiến não không nhận được lượng máu và oxy cần thiết sẽ dẫn tới triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, choáng váng…
2.2. Rối loạn lipid máu
Đây là tình trạng tăng hoặc giảm bất thường nồng độ cholesterol, triglyceride hoặc lipoprotein trong máu. Những người bị rối loạn lipid máu thường là bệnh nhân gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ… những bệnh này cũng gây ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu lên não.
2.3. Các bệnh về thần kinh
Một số bệnh về thần kinh như u dây thần kinh, viêm dây thần kinh,… cũng dẫn tới rối loạn tiền đình ở người già.
2.4. Bệnh huyết áp
Các bệnh lý mãn tính thường gặp ở người cao tuổi như huyết áp thấp, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và oxy lên não. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng tê nhức chân tay ở người già.
2.5. Cơ xương bị tổn thương
Sự lão hóa theo thời gian của hệ xương khớp khiến người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa… Những bệnh lý này có thể gây chèn ép dây thần kinh nối liền với vùng tiền đình, khiến họ bị tê nhức, đau mỏi vai gáy, đau đầu, giữ thăng bằng kém.
2.6. Một số yếu tố nguy cơ
-Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm: Môi trường sống và làm việc bị nhiễm hóa chất độc hại, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, thường xuyên sử dụng rượu, bia, chất kích thích,… cũng là nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình.
-Thời tiết chuyển mùa: Khi tuổi cao thì sức đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm. Bởi vậy, lúc thời tiết thay đổi dễ làm kinh mạch ứ trệ, khí huyết kém lưu thông, đây chính là yếu tố thuận lợi khiến cho hội chứng rối loạn tiền đình ở người già tiến triển trầm trọng hơn.
-Người ngồi một chỗ nhiều giờ: Những người làm công việc phải ngồi nhiều như dân văn phòng, công nhân may, lái xe,… là những đối tượng có nguy mắc rối loạn tiền đình tương đối cao. Mức độ bệnh tùy thuộc vào thời gian làm việc và các yếu tố bên ngoài tác động.
-Căng thẳng thần kinh, nghiện rượu bia: Phần lớn những người cao tuổi hay bị mất ngủ, cảm xúc không ổn định, hay lo lắng, gây ảnh hưởng đến tâm trạng, dễ dẫn đến rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không lành mạnh, nghiện rượu bia cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người già.
3. Triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình
Biểu hiện đặc trưng của rối loạn tiền đình là các cơn chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, mất thăng bằng. Nhất là khi thay đổi tư thế dễ bị choáng, khó giữ thăng bằng dễ bị ngã. Nhìn chung, các triệu chứng này thường đến đột ngột và có thể biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên chúng sẽ thường xuyên “ghé thăm” nếu người bệnh không có biện pháp điều trị dứt điểm.
Trường hợp nặng hơn, người bệnh có triệu chứng buồn nôn kèm đau đầu, chân tay tê cứng, nhịp tim đập nhanh như đánh trống ngực, không ngồi dậy được.
Với những bệnh nhân mắc các bệnh về huyết áp, nếu huyết áp cao thì chỉ số sẽ tăng, nếu huyết áp thấp thì chỉ số sẽ giảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, mắt nhìn mờ,….
4. Biến chứng của bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi
Rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị kịp thời sẽ thường xuyên tái phát và dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Đầu tiên, người bệnh thường xuyên gặp phải những triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, choáng váng, di chuyển khó khăn, khó giữ thăng bằng, mất ngủ… gây ảnh hưởng không tốt tới công việc và sinh hoạt hằng ngày. Nếu chúng xảy ra bất chợt có thể khiến người bệnh bị ngã, gây chấn thương chân tay hoặc chấn thương sọ não.
Nếu bệnh trở thành mãn tính, người già sẽ bị mất ngủ thường xuyên hoặc ngủ không ngon giấc, dẫn đến suy nhược thần kinh, cơ thể mệt mỏi… Nguy hiểm hơn, bệnh có thể khiến lưu lượng máu và oxy tới não suy giảm nghiêm trọng nên người bệnh dễ bị tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ, đe dọa tới tính mạng.
Nhìn chung, biến chứng rối loạn tiền đình ở người già tương đối nguy hiểm nếu không kiểm soát kịp thời. Do vậy, người thân không nên chủ quan, cần đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị dứt điểm, tránh bệnh tái phát thường xuyên.
5. Phương pháp chữa bệnh tiền đình ở người già
5.1. Điều trị rối loạn tiền đình bằng các loại thuốc Tây y
Hiện nay, hầu hết người bệnh rối loạn tiền đình sẽ được kê đơn thuốc tây để điều trị triệu chứng bệnh, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:
-Thuốc ức chế kênh canxi như Cinnarizin, Flunarizine…
-Thuốc bảo vệ thần kinh: Vinpocetine
-Thuốc hoạt huyết, giảm hoa mắt, đau đầu, chóng mặt: Duxil, Tanganil, Piragink…
Các loại thuốc Tây giúp giảm đau nhanh nên thường được dùng trong những trường hợp bệnh nặng và có cơn đau cấp tính. Tuy nhiên, việc dùng thuốc lâu dài có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe. Do đó, người bệnh phải tuân theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa và không được tự ý sử dụng thuốc.
5.2. Sử dụng các bài thuốc Đông y
Theo Đông y, nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người cao tuổi là do cơ thể suy nhược trong khoảng thời gian gian dài, khí huyết kém, khiến máu không lưu thông đủ lên não. Do đó, các bài thuốc Đông y chú trọng lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng vận mạch, điều hòa lượng máu ổn định lên não để nuôi dưỡng hệ thống tiền đình. Từ đó giúp giảm thiểu triệu chứng hoa mắt chóng mặt ở người bệnh.
Một số bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình nổi tiếng như: Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm, Bài thuốc nhị căn thang, Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn…
Khi sử dụng bài thuốc này, người bệnh có thể kết hợp với biện pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… để nâng cao hiệu quả điều trị.
5.3. Chữa tiền đình ở người già bằng những bài tập
Trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân thường xuyên vận động với mức độ phù hợp để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não. Các bài tập mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm: đi bộ, dưỡng sinh, thái cực quyền…
Bên cạnh đó, người cao tuổi có thể thực hiện một số động tác yoga, bài tập cho mắt, cổ; động tác lắc lư hai bên… giúp giảm tê mỏi, cải thiện tầm nhìn và khả năng giữ thăng bằng, giảm hoa mắt, chóng mặt và giúp người bệnh đi lại vững vàng hơn.
6. Chăm sóc, ngăn ngừa rối loạn tiền đình ở người già
Có thể thấy môi trường sống, công việc và những thói quen sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến triển của rối loạn tiền đình. Vì vậy, mỗi người cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
6.1. Có một chế độ ăn uống khoa học
Người cao tuổi nên thực hiện chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
-Bổ sung các loại hoa quả và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày như: khoai tây, cà rốt, súp lơ xanh, cải bó xôi, rong biển, nho, táo…
-Sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, ô liu, lạc… thay cho mỡ động vật.
-Tích cực ăn thực phẩm giàu axit béo omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, rong biển, óc chó…
-Bổ sung thêm vitamin D, B, K, axit folic, canxi, sắt có trong các loại rau, đậu, trứng…
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần lưu ý tránh xa một số loại thực phẩm sau:
-Đồ ăn nhiều dầu mỡ như: xúc xích, dăm bông, lạp xưởng… bởi chúng là nguyên nhân gây bệnh rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp…
-Hạn chế món ăn quá ngọt hoặc quá mặn.
-Thực phẩm giàu đạm như: thịt bò, thịt chó, thịt dê… khiến cho tình trạng đau nhức ngày càng nặng hơn.
-Hạn chế uống bia, rượu, cà phê. Không hút thuốc lá.
6.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ
-Người cao tuổi nên vận động thường xuyên với mức độ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
-Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi trời trở lạnh.
-Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh béo phì, thừa cân.
-Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, người bệnh cần ngủ đủ giấc, đúng giờ, bởi nếu thức khuya, thiếu ngủ sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
-Nên duy trì ngâm chân với nước ấm hàng ngày sẽ giúp việc lưu thông máu tốt hơn, cơ thể dễ chịu hơn.
-Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lo lắng, nghĩ ngợi, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới bệnh nhân rối loạn tiền đình, nhất là với người già.
Trên đây những điều mà người bệnh rối loạn tiền đình cần chú ý để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng hoạt huyết dưỡng não để giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Một số sản phẩm hỗ trợ được nhiều người tin dùng thường có những dưỡng chất như: Ginkgo Biloba với tác dụng hoạt huyết, Cao Blueberry với công dụng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh, cùng với đó là các vitamin nhóm B giúp phục hồi dây thần kinh,… Đó là những dưỡng chất rất tốt cho não bộ, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng… một cách an toàn, hiệu quả bền vững. Chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi nên duy trì sử dụng sản phẩm hằng ngày để bảo vệ sức khỏe tối ưu nhất.
Rối loạn tiền đình ở người già không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng vận động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Do đó, ngay cả khi chưa có biểu hiện bệnh, bạn cần chú ý thay đổi những thói quen xấu để bảo vệ sức khỏe của mình, đồng thời thăm khám định kỳ để phát hiện những bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!