Home Bệnh về hệ thần kinh BỆNH TAI BIẾN Ở NGƯỜI GIÀ – MỐI ĐE DỌA TUỔI TÁC

BỆNH TAI BIẾN Ở NGƯỜI GIÀ – MỐI ĐE DỌA TUỔI TÁC

437

Có thể nói người già là đối tượng có tỉ lệ bị tai biến cao nhất trong các nhóm tuổi khác. Ngoài nguyên nhân đến từ tuổi tác, xong vẫn còn những yếu tố khác dẫn đến tình trạng này. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu thường gặp của bệnh tai biến ở người già và cách chăm sóc, ngăn ngừa tai biến trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh tai biến ở người già

Bước vào giai đoạn từ 50 – 55 tuổi trở lên, nguy cơ bị đột quỵ tăng cao. Bất kì ai cũng đều có thể phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này, đặc biệt là những người có những đặc điểm sau:

-Cách sống không khoa học: Lối sống thiếu khoa học được xếp vào nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tai biến khi về già. Sử dụng nhiều chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá…; lười vận động, tập thể dục thể thao hằng ngày sẽ làm tăng khả năng mắc phải chứng bệnh này.

-Chế độ ăn thiếu cân bằng: Bệnh tai biến ở người già cũng thường xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt không cân bằng và thiếu kiểm soát. Một thực đơn ăn uống có chứa nhiều đường (bánh kẹo, tinh bột..), chất béo (dầu, mỡ động vật…) cùng với việc lười vận động sẽ làm nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, kéo theo mối nguy bị tai biến mạch máu não.

-Không kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Do các tác nhân gây bệnh tai biến ở người già thường không đột ngột đến mà nó sẽ phát triển âm thầm trong cơ thể trong một thời gian dài nhất định. Nếu không kiểm tra sức khỏe thường xuyên rất khó có thể phát hiện ra chúng và chữa trị kịp thời. Lâu ngày khi các yếu tố đó đủ lớn sẽ gây tai biến.

-Các bệnh mạn tính: Một số bệnh lý mạn tính cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tai biến ở người già như: huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, các bệnh về tim mạch…

2. Một số dấu hiệu tai biến ở người già

Một số dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh tai biến ở người già, có thể kể đến như:

-Tê bì chân tay sau khi thức dậy: Tứ chi bị tê liệt, khó cử động, hoặc mất một thời gian mới hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện thường gặp ở những người bị bệnh lý về xương khớp.

-Bị ngã đột ngột không rõ nguyên nhân hoặc thấy hoa mắt chóng mặt, không giữ được cân bằng, đi lại gặp khó khăn do các cơ ở chân hoạt động không ăn khớp và nhịp nhàng với nhau.

-Đột nhiên mặt mày xây xẩm, mắt mờ đi và nhìn tối dần.

-Thường xuyên gặp tình trạng đau đầu, nôn mà nguyên nhân không đến từ môi trường hay thức ăn hoặc bị choáng váng, quay cuồng đầu óc.

-Chức năng ngôn ngữ bị suy giảm như bị mất tiếng, khó nói được thành tiếng thậm chí không nói được.

3. Di chứng do bệnh tai biến mạch máu não ở người già

Bệnh tai biến ở người già để lại những di chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Một số ví dụ điển hình như:

-Rối loạn chức năng ngôn ngữ: Người bị tai biến có thể phải đối diện với tình trạng không nói được, nói lắp, ngọng, khó khăn trong truyền đạt ngôn ngữ, giao tiếp hằng ngày

-Bị liệt: Sau khi đột quỵ, người bệnh có thể bị liệt nửa người, liệt tay, chân hay mặt. Do không được vận động thường xuyên, nằm một chỗ nhiều nên họ còn gặp phải hiện tượng viêm phổi, loét, co cứng cơ….

-Có vấn đề trong nhận thức: Di chứng được xem là đáng sợ nhất của bệnh tai biến ở người già đó là họ gặp khó khăn trong việc nhận thức. Do một phần não bộ bị ngừng hoạt động gây ra sự giảm sút của trí tuệ, trí nhớ, ý thức. Họ nhanh quên hơn người bình thường, đầu óc luôn trong trạng thái không tỉnh táo, và tư duy cũng chậm hơn.

Ngoài ra, sau tai biến người già cũng có thể mắc chứng Parkinson, đi lại và vận động có nhiều bất lợi, chức năng thần kinh, ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ kém cũng rất dễ dẫn đến hội chứng này.

4. Người già bị tai biến mạch máu não sống được bao lâu?

Có nhiều yếu tố quyết định đến thời gian sống của người già sau khi bị biến chứng mạch máu não? Tình trạng của người bệnh nặng hay nhẹ, có được phát hiện và cứu chữa kịp thời không? Hay tùy vào cơ địa, khả năng hồi phục sau đột quỵ của họ có tích cực không?

Nếu tai biến càng được phát hiện sớm và cấp cứu đúng lúc thì càng tăng tỉ lệ bình phục sớm và cao hơn, không những thế điều này còn giúp làm giảm nguy cơ để lại nhiều biến chứng về sau. Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, duy trì các bài vật lý trị liệu phục hồi chức năng cùng với thực đơn ăn uống khoa học điều độ giúp họ kéo dài tuổi thọ và sống chung hòa bình với bệnh tai biến.

Ngoài ra, thông thường khi đưa người bệnh đến bệnh viện hay các trung tâm y tế để cấp cứu. Căn cứ vào tình trạng nặng hay nhẹ bác sĩ có thể cho gia đình người thân suy đoán thời gian sống và khả năng hồi phục của họ. Các trường hợp nguy hiểm, cứu chữa muộn thì khả năng hồi phục thấp, chỉ sống được một vài tháng, những trường hợp này thường sẽ rơi vào những bệnh nhân lớn tuổi, quá yếu.

5. Cách chăm sóc người già bị tai biến

5.1. Phục hồi chức năng trong chăm sóc người già bị tai biến

Phục hồi chức năng ngôn ngữ của người bệnh

Bệnh tai biến ở người già gây cho họ bất tiện trong giao tiếp như nói lắp, ngọng hay thậm chí nặng hơn là không nói được. Trong trường hợp này, tốt nhất nên dùng một cách thức truyền đạt ngôn ngữ khác với người bệnh. Gia đình và người thân có thể giao tiếp với họ bằng tranh ảnh hoặc những cử chỉ, ký hiệu đơn giản. Dành thời gian, kiên trì giao tiếp với bệnh nhân trong một thời gian sẽ giúp họ lấy lại khả năng giao tiếp bình thường.

Phục hồi chức năng trong chăm sóc người già bị tai biến

Sau khi bị tai biến, người già phải đối mặt với rất nhiều thiệt thòi cả về thể xác và tinh thần, khi họ mất đi khả năng giao tiếp, vận động. Hơn ai hết, những người xung quanh nên tích cực động viên, khích lệ, giúp họ lạc quan vượt qua giai đoạn vật lý trị liệu hồi phục chức năng cơ thể.

5.2. Chăm sóc người già bị liệt do tai biến

Bị liệt do tai biến dễ kéo theo các biến chứng khác, phổ biến nhất là loét tỳ đè do nằm lâu. Người chăm sóc nên áp dụng theo một số biện pháp sau để hạn chế tối đa các biến chứng đó:

-Vệ sinh giường, đệm, gối nằm của bệnh nhân luôn sạch sẽ.

-Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho người bệnh.

-Thay quần áo cho họ thường xuyên, hằng ngày, không để quần áo bị bẩn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm bẩn, viêm loét.

-Hỗ trợ người bệnh tắm rửa, vệ sinh cá nhân khi họ không có khả năng tự chăm sóc mình.

-Chăm sóc và xử lý kịp thời khi người bệnh bị loét.

6. Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não ở người già

-Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển mùa đông, cả khi áp suất không khi mùa hè lên cao.

-Tránh tắm khuya, tắm nước lạnh hay tắm ở nơi lộng gió, nhất là những người già bị huyết áp cao.

-Giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan, vui vẻ, không để căng thẳng hay xúc động quá mạnh, suy nghĩ nhiều dẫn đến mất ngủ hay ngủ thiếu giấc.

-Uống thuốc đầy đủ và điều trị các bệnh mầm mống của đột quỵ như đái tháo đường, rối loạn nhịp tim hay xơ vữa động mạch.

-Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung các chất xơ, vitamin có trong các loại rau củ, trái cây. Không dùng các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá.

-Vận động nhẹ nhàng, không để người lớn tuổi mang vác nặng hay hoạt động quá sức, không tốt cho bệnh tai biến ở người già.

Tuổi càng cao thì khả năng bình phục và hạn chế những di chứng của bệnh càng thấp, do đó không thể thiếu các sản phẩm hỗ trợ phục hồi và ngăn ngừa bệnh tái phát. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là các loại có chứa Ginkgo Biloba, đây là thành phần nổi bật có tác dụng hoạt huyết, giúp máu lưu thông dễ dàng, kích thích hệ tuần hoàn máu hoạt động thuận lợi hơn. Thành phần tiếp theo phải kể đến Cao Blueberry với công dụng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, một sản phẩm tốt cho bệnh tai biến ở người già thì không thể thiếu các thành phần khác đó là tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sản phẩm chứa thành phần Chondroitin còn giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Ngoài ra, bạn nên lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 tư vấn cách phòng ngừa hiệu quả và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị tai biến mạch máu não, đột quỵ hiệu quả TẠI ĐÂY.

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, xong đối với người già thì đây chính xác là một nỗi ám ảnh. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội ngày nay cũng như tiến bộ của y học thì bệnh tai biến ở người già hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả bằng cách thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ tốt nhất.

Rate this post