Home Bệnh về hệ thần kinh TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

337

Nếu không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời, người bị tai biến mạch máu não sẽ phải chịu nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Vì vậy, nhiều người thắc mắc liệu tai biến mạch máu não có di truyền không, làm sao để phòng ngừa và hạn chế di chứng sau tai biến? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ não) là tình trạng não không được cung cấp đủ máu cũng như oxy, khiến các tế bào não chết dần và gây mất chức năng một cách đột ngột. Lúc này, các cơ quan được điều khiển bởi não bộ sẽ không tiếp tục hoạt động được nữa khiến người bệnh bị tê liệt, không giao tiếp được,… Thời gian tai biến càng dài thì tổn thương càng nặng. Bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 giờ đồng hồ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tai biến mạch máu não được chia thành 2 thể là nhồi máu não (chiếm 80% tổng số ca bệnh) và xuất huyết não (chiếm 20%).

2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc tai biến mạch máu não

Trước kia, tai biến mạch máu não được coi là chứng bệnh của người già, thường xảy ra ở độ tuổi trên 50. Thế nhưng hiện nay, tỷ lệ người trẻ tuổi bị tai biến đang có xu hướng gia tăng do lối sống phản khoa học. Bên cạnh đó, những đối tượng sau cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao:

-Người bị cao huyết áp: Bệnh huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tai biến mạch máu não.

-Những người có các bệnh lý như cao huyết áp, bệnh tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch… làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

-Người thừa cân, béo phì, lười vận động… thường có huyết áp tăng cao, rối loạn chuyển hóa cholesterol,…

-Người thường xuyên hút thuốc lá, uống bia rượu, ăn uống không khoa học, hay sử dụng thực phẩm nhiều chất béo… Những thói quen này làm cho huyết áp tăng cao và khiến máu dễ đông hơn.

3. Tai biến mạch máu não có di truyền không?

Tai biến mạch máu não để lại nhiều di chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế rất nhiều người lo lắng không biết căn bệnh này có di truyền không, có ảnh hưởng đến thế hệ sau không? Theo các chuyên gia, tai biến mạch máu não không phải là bệnh di truyền. Thế nhưng, những yếu tố làm tăng nguy cơ tai biến như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu… cũng bị ảnh hưởng một phần do di truyền. Mặt khác, những thành viên trong gia đình có sự tương đồng về gen, lối sống sinh hoạt, môi trường sống… đây cũng là lý do mà nhiều gia đình lại có nhiều người bị tai biến.

4. Cách phòng tránh tai biến mạch máu não

Để phòng ngừa tai biến mạch máu não thì bạn cần chú ý một số điều như sau:

4.1. Kiểm soát và điều trị các bệnh lý nguy cơ

Như đã phân tích ở trên, một số bệnh lý như mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch, xơ vữa động mạch, đái tháo đường… có nguy cơ dẫn đến tai biến, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Chính vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra các chỉ số đường huyết, mỡ máu hay huyết áp… để phát hiện và xử lý kịp thời các bất thường ngay khi tai biến chưa “ghé thăm”. Mặt khác, nếu bạn đang mắc các bệnh lý này thì cần điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc.

4.2. Chế độ ăn uống khoa học

Để phòng ngừa tai biến mạch máu não, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và điều độ hàng ngày. Trong đó, những thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt… chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Bên cạnh đó, cần tránh ăn các món ăn mặn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ và tránh xa thức uống có cồn. Với những người cao tuổi thì không nên sử dụng nhiều đường và muối, để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp có thể dẫn tới đột quỵ.

4.3. Tập thể dục hàng ngày

Việc tập luyện thể dục hàng ngày là yếu tố quan trọng giúp bạn có được sức khỏe tốt và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Thế nên mỗi ngày bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút. Đơn giản nhất là dành thời gian đi bộ, chạy bộ, đạp xe… mỗi ngày. Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp bạn có tinh thần minh mẫn, sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.

4.4. Sinh hoạt khoa học

Đi ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp giúp hệ thần kinh trung ương được khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ cho não bộ và bổ sung năng lượng tích cực vào ngày hôm sau. Đồng thời, cần tránh xa các tác nhân gây hại như thức khuya, hút thuốc lá, uống bia rượu…

4.5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện những vấn đề bất thường, từ đó có hướng xử lý nhanh chóng và phù hợp. Đặc biệt với các bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, mỡ trong máu cao, tiểu đường,… nên chủ động theo dõi các chỉ số này để phòng ngừa tai biến đột quỵ xảy ra.

4.6. Giữ tinh thần vui vẻ

Khi cơ thể bạn làm việc quá sức, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới não bộ và tim mạch. Đây là các yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não. Vì vậy, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ sẽ giúp hạn chế sức ép cho hệ thần kinh trung ương, từ đó giảm nguy cơ dẫn đến tai biến.

4.7. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ lưu thông máu

Như vậy, tai biến mạch máu não không di truyền, tuy nhiên nguy cơ mắc vẫn tăng nếu gia đình có người bị bệnh. Chính vì thế, để có thể phòng ngừa tai biến mạch máu não, bạn nên kết hợp các biện pháp trên với sử dụng sản phẩm thảo dược an toàn, hiệu quả.

Thông thường, sản phẩm chức năng có khả năng phòng ngừa tai biến, đột quỵ sẽ có những thành phần sau: Ginkgo biloba, Cao Blueberry 25% OPC, Chondroitin… cùng những thành phần khác như: magie, tinh bột mì. Trong đó, Ginkgo biloba có tác dụng rất tốt trong hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não. Kết hợp với nó sản phẩm còn có Cao Blueberry (cao việt quất) với công dụng cải thiện sức khỏe của hệ thần kinh, bảo vệ tế bào não, giảm nguy cơ thiếu máu não. Ngoài ra, các thành phần khác có trong sản phẩm thực phẩm chức năng như tiền vitamin B1, B2, B6 sẽ kích thích gây thần kinh phục hồi nhanh, Chondroitin giúp hàn gắn các màng dây thần kinh. Từ đó, sản phẩm sẽ có tác dụng rất tốt trong quá trình phòng ngừa các triệu chứng tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não và phục hồi sau tai biến tốt nhất hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 chia sẻ bí quyết TẠI ĐÂY.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi “tai biến mạch máu não có di truyền không?”. Căn bệnh này là nỗi lo của người cao tuổi, đặc biệt khi giao mùa. Vì vậy, bạn hãy áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa trên để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân nhé!

Rate this post