Home Bệnh về hệ thần kinh NHẬN BIẾT SỚM DẤU HIỆU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NHẸ

NHẬN BIẾT SỚM DẤU HIỆU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NHẸ

464

Tai biến mạch máu não dù là nhẹ hay nặng thì chúng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ. Vậy dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não nhẹ là gì? Cùng hiểu về tai biến mạch máu não nhẹ trong bài viết dưới đây.

1. Tai biến mạch máu não nhẹ là gì?

Tai biến mạch máu não nhẹ còn được gọi là thiếu máu não thoáng qua. Đây là dạng tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, chỉ trong khoảng vài phút hoặc vài giờ là bệnh nhân đã có thể hồi phục và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu gây thiếu máu não và làm tăng tỷ lệ tử vong trong những năm đầu tai biến.

2. Dấu hiệu tai biến nhẹ

Để nhận biết tai biến mạch máu não nhẹ bạn cần nhận biết một vài dấu hiệu dưới đây:

-Bị đau nhức đầu dữ dội và đột ngột.

-Chóng mặt, choáng, ù tai đột ngột. Trường hợp này nếu người bệnh đang đứng sẽ đột nhiên thấy một bên chân bị yếu đi hẳn và đứng không vững.

-Người bệnh cảm thấy một bên tay không thể cầm chắc đồ vật và làm rơi, đồng thời sẽ có cảm giác khó nhặt lại vật đã làm rơi.

-Người bệnh đột ngột bị rối loạn ngôn ngữ. Các triệu chứng bao gồm: nói khó, nói ngọng khiến người nghe không hiểu. Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ có thể chỉ diễn ra trong vài phút, tuy nhiên chúng cũng có thể xảy ra trong một ngày trước khi bị tai biến nghiêm trọng, lúc đó bệnh nhân không còn khả năng nói nữa.

-Có cảm giác tê ở đầu ngón tay. Bên cạnh đó, nửa thân trên sẽ có cảm giác như bị kim châm một cách đột ngột.

-Người bệnh có dáng đi bất thường, đột nhiên bị nấc cụt, khó thở.

-Bị mất thị lực hoàn toàn hoặc một ở một bên mắt trong khoảng vài giây.

3. Nguyên nhân của tai biến mạch máu não nhẹ

Nguyên nhân chính của tai biến mạch máu não nhẹ chính cục máu đông trong não. Dưới đây là một số yếu tố dẫn đến tình trạng xuất hiện có cục máu đông trong não như:

-Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao.

-Xơ vữa động mạch hoặc hẹp động mạch gây ra bởi sự tích tụ mảng bám ở bên trong não hoặc xung quanh não.

-Bệnh động mạch cảnh (Nguyên nhân bị bệnh thường là do xơ vữa động mạch).

-Đái tháo đường.

Biết được các nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não nhẹ, sẽ giúp bạn tăng khả năng phòng tránh căn bệnh này. Theo một nghiên cứu cho biết, trong số 3 người bị tai biến mạch máu não nhẹ thì có một người xuất hiện tình trạng đột quỵ sau đó. Bởi vậy việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.

4. Biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não nhẹ

Thông thường bệnh nhân bị tai biến nhẹ có thể nhanh chóng tự phục hồi nên khá chủ quan trong việc tái khám. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não nhẹ. Dưới đây là một số những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

-Mỗi 3 tháng có khoảng 10% đến 15% người bệnh sẽ đột quỵ. Trong đó, một nửa số người xuất hiện có cơn đột quỵ sau khi bị tai biến nhẹ khoảng 48 giờ.

-Trường hợp nguy hiểm nhất là tai biến nhẹ dẫn đến thiếu máu nặng khiến bệnh nhân bị hôn mê và để lại các di chứng nặng nề như: liệt bán thân, mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bởi vậy, dù cơn tai biến mạch máu não nhẹ không gây nên những tổn thương cho bệnh nhân, nhưng đó sẽ là dấu hiệu cảnh báo một cơn tai biến mạch máu não thực sự.

5. Cách điều trị bệnh tai biến nhẹ

Bệnh tai biến mạch máu não nhẹ không gây tổn thường vĩnh viễn cho người bệnh, tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng được kể trên, người bệnh không nên chủ quan. Bởi chúng ta sẽ không thể xác định được dấu hiệu của tai biến mạch máu não nhẹ hay nghiêm trọng.

Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu tai biến nhẹ, việc đầu tiên là gọi cấp cứu kể cả khi các triệu chứng chỉ xuất hiện và biến mất trong vài phút. Xử lý và điều trị phòng ngừa sớm bệnh tai biến sẽ giúp giảm tỷ lệ đột quỵ thực sự sau này. Đặc biệt là đối với những người bệnh có nguy cơ cao (người cao tuổi, người từng bị tai biến), người có tiền sử với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn ngôn ngữ, yếu nửa người kéo dài hơn 60 phút.

Có 2 phương pháp điều trị đối với bệnh tai biến mạch máu não nhẹ là sử dụng thuốc và phẫu thuật. Trong đó, phương pháp chính sẽ là sử dụng thuốc chống đông máu. Thuốc aspirin thường được chỉ đỉnh cho tai biến mạch máu não nhẹ vì thuốc làm giảm khả năng liên kết và hình thành các cục máu đông.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng kết hợp với một vào loại thuốc khác như: aggrenox, clopidogel, heparin,…. Bệnh nhân khi sử dụng thuốc cần sử dụng theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ. Vì các loại thuốc kể trên đều có tác dụng phụ và có dược tính mạnh cũng như có khả năng tương tác với các loại thuốc khác cao, bao gồm cả thuốc không kê đơn.

6. Phòng ngừa tai biến mạch máu não nhẹ

Để phòng ngừa căn bệnh tai biến mạch máu não nhẹ, người bệnh cần thay đổi lối sống lành mạnh và thực hiện đầy đủ các điều sau:

-Thường xuyên bổ sung các loại trái cây giàu kali và vitamin C. Các dưỡng chất này có khả năng cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành của các khối máu đông trong tĩnh mạch. Một vài loại hoa quả để bạn có thể tham khảo như: chuối, cam, bưởi,….

-Tăng cường bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt trong các bữa sáng hay bữa ăn nhẹ. Điều này có thể ngăn ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ. Một vài loại ngũ cốc bạn nên sử dụng như: các loại đậu, hạnh nhân, óc chó,….

-Bổ sung đầy đủ, đa dạng các loại rau củ có chứa nhiều chất xơ và axit folic. Những chất này có thể ngăn ngừa các dấu hiệu tai biến mạch máu não nhẹ, giảm cholesterol, tăng cường tuần hoàn máu. Một số loại rau tốt như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm.

-Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm các chất béo bão hòa. Nó sẽ có tác dụng phòng ngừa hình thành các cục máu đông. Chất béo bão hòa thường có trong: dầu đậu nành, dầu mè, dầu cá ngừ,….

-Một số loại gia vị có thể hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ cũng được khuyến khích sử dụng như: tỏi, gừng, hạt tiêu,…

-Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin K như gan, lòng đỏ trứng, rau mùi tây, măng tây,…

-Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều muối, nhiều đạm và nhiều chất béo.

-Về chế độ vận động, người bệnh cần nằm thay đổi tư thế liên tục, thường xuyên xoa bóp cơ và vận động các khớp tay, chân để lưu thông máu.

Bên cạnh những cách phòng ngừa trên, người bệnh cũng có thể tham khảo và sử dụng các loại thực phẩm chức năng có tác dụng phòng ngừa đột quỵ. Thông thường, sản phẩm chức năng có khả năng phòng ngừa đột quỵ sẽ có những thành phần sau: Ginkgo biloba, Cao Blueberry 25% OPC, … cùng những thành phần khác như: magie, tinh bột mì. Trong đó, Ginkgo biloba có tác dụng rất tốt trong hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não. Kết hợp với nó sản phẩm còn có Cao Blueberry 25% OPC với công dụng cải thiện sức khỏe của hệ thần kinh, ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến tim mạch. Ngoài ra các thành phần khác có trong sản phẩm thực phẩm chức năng như tiền vitamin B1, B2, B6 sẽ kích thích gây thần kinh phục hồi nhanh, Chondroitin giúp hàn gắn các màng dây thần kinh. Từ đó, sản phẩm sẽ có tác dụng rất tốt trong quá trình phòng ngừa các triệu chứng của bệnh đột quỵ.

Ngoài ra, bạn nên lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 tư vấn cách phòng ngừa hiệu quả và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị tai biến mạch máu não, đột quỵ hiệu quả TẠI ĐÂY.

Tóm lại, bệnh tai biến mạch máu não nhẹ là bệnh cần được nhận biết sớm và các biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp để bệnh không diễn biến nghiêm trọng. Hy vọng những thông tin về bệnh tai biến mạch máu não nhẹ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh.

Rate this post