Home Bệnh về hệ thần kinh TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN PHẢI...

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN PHẢI BIẾT!

485

Nếu như trước đây bệnh tai biến mạch máu não thường được xem là bệnh của người lớn tuổi, thì ngày nay bất kể ai cũng có thể trở thành nạn nhân của đột quỵ, từ người trẻ tuổi đến người già. Bài viết dưới sẽ cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến tai biến mạch máu não, cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Tai biến mạch máu não là gì?

Một cách dễ hiểu nhất thì tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) xảy ra khi hoạt động cung cấp máu và oxy cho não bị gián đoạn. Điều này khiến các tế bào não dần chết đi, gây tổn thương nghiêm trọng đến mô não. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với tử thần.

Tai biến mạch máu não được chia làm 2 thể:

Nhồi máu não: Đây là thể phổ biến và thường gặp nhất, chiếm đến 80% trong số tổng các ca bệnh tai biến mạch máu não. Xuất phát từ các động mạch dẫn máu lên não bị hẹp hoặc tắc, não bị cắt nguồn nuôi sống, dần sẽ khiến khu vực đó bị hoại tử. Tình trạng này có thể cấp cứu trong thời gian 4 tiếng đồng hồ từ lúc phát bệnh, gia tăng khả năng sống sót và bình phục của người bệnh.

Xuất huyết não, dù chỉ chiếm 20% còn lại xong khả năng nguy hiểm đến tính mạng của thể này rất lớn. Máu não bị tràn vào các mô và gây tổn thương đến não, dẫn đến tình trạng phù nề não. Khi áp lực của các mô xung quanh tăng sẽ làm các tế bào và mạch máu não bị vỡ ra. Nếu không cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vài phút.

2. Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não có thể đến từ các bệnh lý hoặc do chế độ sinh hoạt phản khoa học, cụ thể:

Cao huyết áp: Một trong những thủ phạm hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não đó là cao huyết áp. Huyết áp tăng cao khiến các thành mạch giãn dần, tích tụ tổn thương. Khi đó các tiểu cầu và các sợi fibrin theo cơ chế đến và vá lại vết thương, kết quả là để lại những cục máu đông. Cục máu động này làm cản trở quá trình lưu thông máu và oxy lên não, từ đó dẫn tới đột quỵ.

Hàm lượng mỡ máu cao: Lượng mỡ trong máu cao lâu ngày sẽ tạo thành mảng bám vào thành mạch, làm tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch, gây cản trở quá trình lưu thông máu.

Mắc bệnh đái tháo đường: Bệnh lý đái tháo đường cũng là tác nhân gây ra tai biến. Theo thống kê thì những người bị đái tháo đường có nguy cơ bị tai biến cao hơn người bình thường. Do họ có chỉ số mỡ máu và lượng cholesterol xấu trong máu cao.

Hút thuốc lá: Nam giới hút thuốc lá nhiều cũng sẽ làm gia tăng khả năng bị tai biến. Thói quen xấu này cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cụ thể là phổi và dạ dày.

Vỡ túi phình của động mạch não: Vỡ túi phình có liên quan lớn đến chứng co thắt động mạch não và dẫn đến đột quỵ.

Dị dạng một số động mạch hoặc tĩnh mạch: Dị dạng mạch máu não có thể xuất phát từ khiếm khuyết bẩm sinh, trải qua thời gian trưởng thành phát triển lên. Mạch máu dị dạng lâu ngày sẽ giãn ra và yếu đi, giảm khả năng đàn hồi, phản ứng với môi trường. Khi gặp căng tức, quá tải sẽ dẫn đến vỡ mạch máu.

Xảy ra hiện tượng rối loạn đông máu, rối loạn cầm máu trong cơ thể. Nếu tình trạng rối loạn đông máu xảy ra ở động mạch thì người bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc bị tai biến.

Chảy máu bên trong ổ nhồi máu não gây ra tai biến mạch máu não. Chảy máu trong ổ nhồi máu làm các mô não bị tổn thương và cũng gây ra đột quỵ bất cứ lúc nào.

3. Các dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não

Các dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não là gì? Sau đây là một số dấu hiệu điển hình và phổ biến nhất như:

Cơ mặt tê cứng, cười méo miệng: Thông thường bệnh nhân tai biến bị liệt một phần hoặc một nửa mặt, một số khác còn không cử động được cơ mặt. Xuất phát từ nguyên nhân lượng oxy lên não không đủ, khiến các dây thần kinh trên mặt bị ảnh hưởng xấu. Người bệnh khi cười thì nụ cười sẽ thường bị lõm hơn, trong trường hợp một bên mặt xệ xuống thì khả năng bị tai biến rất cao.

Mất ngôn ngữ: Không chỉ cơ mặt mà chức năng ngôn ngữ của người bị tai biến cũng khác biệt rõ rệt so với người thường. Họ gặp khó khăn trong truyền đạt ngôn ngữ, nói lắp, nói ngọng, nói không rõ, thậm chí chỉ có thể ú ớ rất khó hiểu…

Thị lực suy giảm, hoa mắt chóng mặt: Bản thân khi thấy các triệu chứng như mờ mắt, nhìn mọi vật nhòe đi, mờ đi không rõ nguyên nhân thì cần phải đến ngay các trung tâm y tế để được kiểm tra và tìm biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy vậy, hoa mắt chóng mặt cũng có thể là hiện tượng xảy ra khi não không đủ oxy, thường gặp khi chúng ta đứng lên ngồi xuống hay làm việc quá sức. Do đó phải căn cứ vào các biểu hiện khác nữa để đưa ra nhận định chính xác về bệnh.

Đau đầu: Người bị tai biến thường bị đau đầu từng cơn dữ dội, mức độ tăng dần hành hạ. Nhận biết dấu hiệu này cần đưa ngay đến bệnh viện để kịp thời có biện pháp phòng tránh chết não.

Ngoài các dấu hiệu kể trên thì người bị tai biến còn dễ nhận ra qua các biểu hiện như dáng đi khác thường, nấc cụt hoặc khó thở.

4. Biến chứng của tai biến mạch máu não

Liệt nửa người hoặc mất vận động cơ bắp: Liệt là biến chứng phổ biến nhất mà có đến 90% người bệnh gặp phải. Họ có thể bị liệt nửa người, hay các bộ phận như tay, chân. Cũng chính vì thế mà khả năng vận động cơ bắp của người bị tai biến cũng bị giảm sút rõ rệt, thậm chí mất chức năng vận động.

Khó nói hoặc nuốt: Bộ phận não phụ trách điều khiển và kiểm soát cơ miệng và trong cổ họng của người bệnh bị ảnh hưởng, do đó, họ sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, nhai nuốt thức ăn và cả khả năng giao tiếp như bị nói ngọng, nói lắp, thậm chí là không thể nói được.

Mất trí nhớ hoặc suy nghĩ khó khăn: Trí tuệ, trí nhớ của người bị tai biến đều bị giảm sút nghiêm trọng, thời gian suy nghĩ của họ cũng sẽ lâu hơn người bình thường. Trường hợp não bộ bị tổn thương nặng còn có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ.

Vấn đề về cảm xúc: Bệnh nhân đột quỵ dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, họ khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Ngoài ra, do những thiệt thòi về sức khỏe nên người bị tai biến dễ bị tự ti, mặc cảm, dẫn đến trầm cảm, dễ cáu gắt hay xúc động…

Đau đớn: Những cơn đau xuất hiện ở các bộ phận bị ảnh hưởng bởi tai biến mạch máu não gây ra. Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ nhạy cảm hơn với sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là nhiệt độ thấp sau đột quỵ vài tuần. Tuy nhiên, các tình trạng này có thể được cải thiện dần theo thời gian.

Thay đổi hành vi và khả năng tự chăm sóc: Người bệnh đột quỵ thường có xu hướng thu mình, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Khả năng tự chăm sóc bản thân cũng bị giảm sút đáng kể, họ cần người thân giúp đỡ rất nhiều.

Những người bị liệt do biến chứng đột quỵ gặp rất nhiều bất tiện. Không những vậy, việc nằm một chỗ, ít vận động còn kéo theo các hệ lụy như bị loét chỗ tì đè, viêm phổi, teo cơ, loãng xương, cứng khớp, phổ biến nhất là các khớp ở khuỷu, gối, cổ tay… xúc giác của họ không còn nhạy bén như trước. Ngoài ra, trường hợp bị liệt mặt kéo dài ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và giao tiếp.

5. Cần làm gì để sơ cứu bệnh nhân tai biến?

Sơ cứu bệnh nhân bị tai biến là một trong những khâu đặc biệt quan trọng trong lúc chờ xe cứu thương đến. Sơ cứu tốt sẽ làm tăng khả năng cấp cứu thành công cho người bệnh. Vì vậy, người nhà bệnh nhân nên biết một số thao tác cơ bản sau:

-Trình bày cụ thể nhất tình trạng của người bệnh cho các bác sĩ chuẩn bị trước, điều này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình cấp cứu được diễn ra kịp thời và có kết quả tốt.

-Đưa bệnh nhân về tư vế nằm nghiêng an toàn, nới lỏng quần áo đảm bảo đường thở của bệnh nhân không bị cản trở hay có bất lợi nào khác.

-Trường hợp người bệnh tai biến bị co giật thì hãy lấy ngay que hoặc đũa quấn vải để ngang hàm răng. Tránh tình trạng bệnh nhân bị cắn vào lưỡi dẫn đến tử vong.

-Đối với người tai biến bị nôn thì việc cần làm ngay lúc này là nghiêng đầu họ sang một bên để hạn chế tối đa hiện tượng xộc lên mũi cản trở đường thở. Ngoài ra, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt vào trong cũng gây tắc đường thở.

6. Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Ở trên ta đã biết những biến chứng nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não, vì vậy, đừng để đến khi phát bệnh mới loay hoay tìm cách xử lý. Mà ngay bây giờ, hãy tự trang bị cho mình những biện pháp phòng ngừa để không phải gánh chịu hậu quả nặng nề do tai biến gây ra.

-Luôn luôn kiểm soát và ngăn ngừa những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu… chính là những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đặc biệt ở những người lớn tuổi. Do đó, hãy thường xuyên kiểm tra các chỉ số đường huyết, huyết áp hay mỡ máu… để kịp thời phát hiện các mầm mống gây bệnh và có cách xử lý phù hợp nhất ngay khi tai biến chưa “gõ cửa”.

-Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Để đẩy lùi tai biến thì những thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây… chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Cùng với đó là hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ngọt, đồ ăn nhanh… Với những người già không nên sử dụng nhiều đường và muối, để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp – tác nhân dẫn đến tai biến.

-Xây dựng lối sống lành mạnh. Hạn chế sử dụng thuốc lá, những chất kích thích như bia, rượu… Thay vào đó hãy tập thể dụng mỗi ngày, vừa nâng cao sức khỏe lại tạo cho bản thân một tinh thần sảng khoái, thoải mái.

Ngoài ra, tìm đến những sản phẩm giúp ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng tai biến cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Vậy một sản phẩm tốt cho bệnh tai biến mạch máu não là gì? Theo các chuyên gia đánh giá thì sản phẩm được xem là hiệu quả với người bệnh nên chứa 2 thành phần chính, đứng đầu bảng thành phần đó là Ginkgo Biloba và Cao Blueberry. Trong đó Ginkgo Biloba có tác dụng hoạt huyết giúp mạch máu não lưu thông dễ dàng. Cao Blueberry với công dụng tăng cường sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Tiếp đó là các thành phần bổ trợ quan trọng khác như tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sản phẩm tốt cho người tai biến còn cần chứa thành phần Chondroitin giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

>> Xem thêm: PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 sẽ tư vấn cụ thể cách phòng ngừa và phục hồi hiệu quả sau tai biến, đột quỵ TẠI ĐÂY.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến tai biến. Hãy luôn theo dõi và kiểm soát sức khỏe thường xuyên, đẩy lùi tai biến ngay từ khi chúng mới là những mầm bệnh nhỏ. Chúc bạn sức khỏe!

Rate this post