Tử vong là hậu quả nặng nề nhất của bất cứ bệnh lý nào nếu chẳng may gặp phải, nhưng có những biến chứng “khủng khiếp”không kém của một số bệnh như đái tháo đường đang trở thành nỗi ám ảnh của tất cả mọi người, đó là phải cắt cụt chi. Việc phải cắt cụt chi do biến chứng đái tháo đường giống như “án tử” ngặm nhấm dần sự sống của bất kỳ người bệnh nào từng ngày.
Cách đây 4 năm, thế giới đã ước tính có gần 400 triệu người bị biến chứng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là phải dần cắt cụt các chi, đe dọa tính mạng. Và con số này tăng không ngừng mỗi năm.
Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi lên đến 5%,và cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi do biến chứng của bệnh tiểu đường để lại.
Tại sao cắt cụt chi lại là nỗi ám ảnh của bệnh đái tháo đường?
– Theo PGS, TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Trưởng khoa Tim Thận Khớp nội tiết, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân y bày tỏ.
Không giống như một chấn thương, tai nạn ngoài ý muốn hay sự cố va đập gây chảy máu, gẫy hoặc phải cắt cụt chân tay, người ta ví biến chứng phải cắt cụt chi ở bệnh ĐTĐ giống như con sâu, con mọt “gặm nhấm” mỗi ngày bàn chân, bàn tay của người bệnh, gây hoại tử và buộc phải từng bước tháo bỏ, cắt dần các khớp của hai bộ phận được xem như đại diện cho sự vận động của cơ thể này.
Nếu như với người bình thường, các vết trầy xước trên da chỉ vài ba ngày sẽ tự liền da, hồi phục, người nào “dữ” da thì mưng mủ, nhiễm trùng một thời gian, thì ở bệnh nhân ĐTĐ, chỉ từ vết xước rất nhỏ đấy ở chân hay tay lại chính là sự “châm ngòi” cho quả bom mang tên “hoại tử các chi” ở căn bệnh rối loạn chuyển hóa này.
Sở dĩ dẫn tới biến chứng đái tháo đường là phải cắt cụt chi là do bệnh ĐTĐ nếu không điều trị tốt, kịp thời sẽ gây tổn thương, lâu dần gây viêm tắc động mạch chi. Bản chất của đái tháo đường là tổn thương các vi mạch, làm thiếu hụt các máu, dinh dưỡng đến các dây thần kinh, gây tắc động mạch chi khiến cho các tế bào được nuôi dưỡng bởi những mạch máu này bị “chặn” tất cả nguồn cung cấp sự sống như oxy, dinh dưỡng nên sẽ chết dần, lâu ngày dẫn đến loét, hoại tử và phải cắt cụt chi. Đồng thời khi bàn chân, bàn tay không còn được cung cấp sự sống, chất dinh dưỡng thì khi bị trầy xước rất nhỏ sẽ không có khả năng tự phục hồi bằng sự miễn dịch của cơ thể, do “đường ống dẫn” là các vi mạch đã bị tổn thương, bị chặn lại.
Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta khó tránh khỏi những trầy xước chân tay do va đập hoặc chạm vào các vật sắc nhọn, nhưng ở người bị ĐTĐ, những “tai nạn” nhỏ nhặt này càng dễ dàng xảy ra. Lý do chính là khi mắc bệnh ĐTĐ, tất cả người bệnh đều gặp phải biến chứng sớm nhất cảnh báo là chứng tê bì chân tay.
Nếu không để ý điều trị sớm, chứng tê bì đó sẽ nặng dần lên khiến người bệnh mất dần cảm giác, người bệnh không may va quệt vào vật gì đó sắc nhọn gây xước, rách da thì nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao do đái tháo đường làm giảm dòng máu tới các chi. Khi nhiễm khuẩn lan rộng tới xương dẫn đến hoại tử, nếu không chữa được chắc chắn phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
ĐTĐ là một bệnh làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, bởi cơ quan nào cũng cần năng lượng, bất kỳ tổ chức nào cũng cần chuyển hóa. Mặc dù biến chứng của bệnh đái tháo đường có khá nhiều từ việc gây mờ mắt, biến chứng tim mạch, thận, nhưng bị cắt cụt chi ở đái tháo đường là loại biến chứng phổ biến, sớm gặp phải nhất.
PGS, TS Trần Đình Ngạn phân tích về biến chứng đái tháo đường
Dùng thuốc điều trị đái tháo đường có làm tăng nguy cơ bị cắt cụt chi?
Theo các bác sĩ, chuyên gia thì bệnh nhân bị ĐTĐ, điều quan trọng nhất là phải giữ được đường huyết luôn ổn định. Bởi ĐTĐ là rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân, với đặc trưng là tình trạng tăng đường huyết mãn tính đưa đến rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ.
Mới đây nhất, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã công bố kết quả rằng phát hiện ra tác dụng phụ của một loại thuốc kê đơn được sử dụng cùng với chế độ ăn kiêng và tập thể dục để làm giảm lượng đường trong máu ở người lớn bị tiểu đường tuýp 2, làm tăng nguy cơ phải cắt cụt chân, chủ yếu là ngón chân.
Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm thận loại bỏ đường khỏi cơ thể qua nước tiểu. Các tác dụng phụ bao gồm huyết áp thấp, tăng acid máu, tăng kali máu, nhiễm trùng đường tiểu, hạ đường huyết (khi kết hợp với thuốc khác), nhiễm trùng nấm, tăng cholesterol…đây chính là những lý do khiến nguy cơ bị cắt cụt chi ở bệnh ĐTĐ tăng.
Tác dụng phụ là một vấn đề không mong muốn gây ra bởi thuốc khi điều trị bệnh lý nào đó. Một số loại thuốc điều trị ĐTĐ khác bao gồm các tác dụng phụ phổ biến như buồn nôn hoặc trướng bụng, tiêu chảy…
Chẳng hạn trong ĐTĐ tuýp 2, khi cơ thể không sản xuất đủ chất giúp kiểm soát đường trong máu bằng cách tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào cơ và hạn chế dự trữ ở gan, hoặc sự hoạt động không đúng nhịp của hoạt chất kiểm soát này. Vì vậy, để điều trị ĐTĐ tuýp 2, dùng thuốc hạ đường huyết loại uống tác động theo các cơ chế khác nhau
- Nhóm sulfonylure giúp giảm nguy cơ biến chứng vi mạch. Nhược điểm vì gây tác dụng phụ: tăng cân, tụt đường huyết.
- Nhóm biguanid trong thuốc Glucopha – một thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng đường uống, mặc dù không gây tăng cân, không gây hạ đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng mạch máu lớn, kèm theo tác dụng giảm triglycerid huyết, giảm LDL-cholesterol, nhưng gây rối loạn tiêu hóa, gây tác dụng phụ hiếm gặp là nhiễm toan acid.
- Nhóm ức chế men alpha-glucosidase, giúp giảm sự hấp thu đường tại ruột, không làm tụt đường huyết, cải thiện đường huyết sau ăn. Tuy vậy, thuốc này phải dùng theo bữa ăn 3 lần/ngày, gây đầy bụng, tiêu chảy, phải phối hợp với thuốc khác.
- Nhóm metiglinid (hay glitinid) giúp cải thiện đường huyết sau ăn, nhưng cách dùng phức tạp bởi phải tuân thủ bữa ăn nghiêm ngặt, đồng thời lại gây tăng cân và tụt đường huyết.
- Nhóm thiazolidinedion (TZD) giúp bảo tồn, kéo dài tuổi thọ của tế bào bêta, làm tăng HDL-cholesterol và giảm triglycerid, không tụt đường huyết, nhưng lại khiến tăng cân gây phù, nguy cơ gây hại gan.
Tránh nguy cơ bị cắt cụt chi, bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì?
Nếu đã bị ĐTĐ, nguyên tắc đầu tiên phải điều trị tích cực để đưa được lượng đường máu về mức bình thường bằng thuốc, chế độ ăn kiêng và luyện tập.
Và để tránh biến chứng của bệnh đái tháo đường là phải cắt cụt chi hoặc tác dụng phụ của các thuốc điều trị ĐTĐ chắc chắn phải bằng mọi cách làm giảm đau trong dây thần kinh, chống rối loạn thần kinh ngoại vi, đồng thời giúp tăng khả năng sản sinh các tế bào thần kinh, đồng thời tái tạo lại thành mạch máu, các melamin của các vỏ rễ thần kinh. Đồng thời phải làm sao giúp tăng cường lưu thông máu, chống gốc tự do.
Nhưng các loại thuốc kê đơn điều trị ĐTĐ bên cạnh tác dụng của riêng từng loại, thì đều có những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí có loại thuốc lại làm tăng nguy cơ buộc phải cắt cụt chi ở bệnh nhân mắc ĐTĐ. Và mục tiêu điều trị bệnh ĐTĐ chính là ổn định lượng đường trong máu ở ngưỡng cho phép bằng chế độ dinh dưỡng. Trong khi chỉ cần thực hiện tốt chế độ ăn, đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu sẽ vừa giúp ổn định đường huyết, không gây tác dụng phụ và đặc biết tránh được nguy cơ phải cắt cụt chi.
Để làm được điều đó, người bị ĐTĐ cần hiểu rằng, dấu hiệu cảnh báo sớm nhất nguy cơ phải cắt cụt chi ở ĐTĐ chính là triệu chứng tê bì chân tay. Có tới 10% người phát hiện ra mình bị đái tháo đường thì đã có chứng tê bì chân tay rồi. Khi bị đái tháo đường từ 5 năm trở lên thì có tới 60 – 70% là có biến chứng của dây thần kinh ngoại vi gây hiện tượng tê bì chân tay.
Nhằm hỗ trợ trong việc và điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi gây tê bì chân tay, tránh tối đa nguy cơ bị cắt cụt chi ở bệnh ĐTĐ, bệnh nhân nên sử dụng các dạng thực phẩm bổ sung chứa tiền vitamin nhóm B để giúp sinh các collagen cần thiết để tái tạo lại thành mạch máu, các melamin của các vỏ rễ thần kinh hay cao Blueberry, bạch quả Ginkgo biloba giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan, chống gốc tự do hiệu quả.
Vì những dưỡng chất bổ sung này cũng giống như thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày, là những dưỡng chất cần phải có, nhưng chế độ ăn kiêng khem của người mắc ĐTĐ lại khó có thể cung cấp đầy đủ, còn các loại thuốc kê đơn lại càng không, bởi vậy cần bổ sung từ nguồn thực phẩm chức năng để vừa có phát huy tác dụng, lại đảm bảo an toàn.
Chia sẻ từ những bệnh nhận và hướng dẫn của chuyên gia để giải quyết vấn đề này
Tỷ lệ bệnh nhân mắc ĐTĐ ngày càng gia tăng, khiến cho cả ngành công nghiệp sản xuất những chế phẩm để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nguy hiểm này từ thuốc, thức ăn, đồ uống đến những sản phẩm hỗ trợ điều trị…
Đối với bệnh ĐTĐ, việc kiểm soát đường huyết tốt bằng thuốc, bằng chế độ ăn, chế độ tập vận động hợp lý chính là cách giúp người bệnh “chung sống” hòa bình với ĐTĐ, đặc biệt phòng tránh tốt nhất biến chứng khiến phải cắt cụt chi ở bệnh đái tháo đường.
Nếu có tình trạng tê bì chân tay, ngăn chặn những biến chứng bệnh tiểu đường, bạn có thể gọi tới (04).39.978.898 hoặc 1900.545439 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được Tư Vấn (Miễn Phí).