Viêm đám rối dây thần kinh cánh tay là bệnh ít gặp, thường xảy ra ở những người trẻ tuổi. Mặc dù bệnh khá hiếm nhưng không phải không xảy ra. Vì vậy, các bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức để phòng ngừa bệnh này.
Đám rối dây thần kinh cánh tay
Đám rối dây thần kinh cánh tay được tạo bởi 5 ngành trước của dây thần kinh cổ (C5,C6,C7,C8 và D1). Do bị tổn thương gây viêm kèm theo triệu chứng đau vai một bên và liệt mềm các cơ vùng vai kéo dài này (6-18 tháng). Được cho là một bệnh teo cơ thần kinh do tổn thương các neuron vận động thấp của đám rối thần kinh cánh tay và một số nhánh của đám rối.
Biểu hiện và triệu chứng viêm đám rối dây thần kinh cánh tay
- Yếu cơ dần có thể mất phản xạ gân cơ tam đầu, nhị đầu và trâm quay: cơ delta, cơ trên gai, dưới gai, cơ răng cửa trước.
- Đau vùng vai và cánh tay (một bên hoặc cả hai bên), đau dữ dội, nhói, giật, tê bì nhẹ, thoáng quá xuất hiện ở cánh tay, cẳng tay, bàn tay.
- Cóthể tổn thương dây hoành hây thở nông, teo cơ nhanh, trương lực cơ cánh tay giảm, chiếm khoảng 5%.
Trường hợp, tổn thương do kích thích liên tục, kéo dài ở đám rối thần kinh cánh tay sẽ làm bàn tay bị co quắp bởi các gân và bao cơ co rút lại.
Nguyên nhân viêm đám rối dây thần kinh cánh tay
- Do tai nạn bị chấn thương vùng vai: trên xương đòn hoặc gẫy xương đòn có thể dẫn đến tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ( C5-C6 hoặc C6-C7), viêm đốt sống cổ (bệnh lao)
- U ngoại tủy cổ, u rễ thần kinh, u ở vùng mỏm ngang đốt sống cổ.
- Xương sườn cổ 7 chèn ép vào các rễ cuối của đám rối thần kinh cánh tay.
- Hẹp cơ bậc thang hoặc hẹp khe sườn đòn.
- Hư đốt sống cổ chủ yếu gặp ở người trên 40 tuổi, nữ nhiều hơn nam và thường có nghề nghiệp liên quan tới các cơ cổ, tư thế của đầu.
- Các rễ cổ trong thoái hoá cột sống: các gai xương hình thành các mỏm móc, nhất là các gai xương ở rìa làm hẹp các lỗ ghép (nơi các rễ dây thần kinh sống đi qua).
Phòng và điều trị đám rối dây thần kinh cánh tay:
Việc điều trị tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay thường rất khó khăn, lâu dài. Để đạt được hiệu quả trong việc điều trị người bệnh cần bổ sung các vitamin nhóm B (B1,B2,B6) giảm tê bì chân tay, đau dây thần kinh, đồng thời bổ sung Ginkgo Biloba để tăng cường lưu thông máu, giúp bảo vệ thần kinh hay Cao Blueberry ngăn ngừa các bệnh về mắt, ngăn ngừa lão hóa và chống gốc tự do. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập các động tác nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh, dưỡng quyền, đồng thời kết hợp vật lý trị liệu để đạt hiệu quả cao hơn.