Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tê nhức là những triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời.
Khi nào “đau đầu, chóng mặt, tê nhức” cảnh cáo bệnh nguy hiểm
Triệu chứng chóng mặt kèm theo choáng váng, quay cuồng, có cảm giác sắp ngất là do bệnh lý thiếu máu cung cấp cho não gây nên. Gốc tự do gần đây được xác định là tác nhân tấn công các mạch máu gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, giảm dòng máu tới vỏ não, tạo cảm giác quay cuồng. Rối loạn chức năng của vỏ tiểu não sẽ gây ra các cảm giác khác nhau mà thường là các vấn đề về thăng bằng và phối hợp động tác.
Chóng mặt cũng có thể là kết quả của rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên, thường chỉ là sự có mặt của nhiều bệnh thần kinh hoặc phối hợp với các vấn đề của các hệ thống khác trong cơ thể. Các vấn đề tâm lý và cảm xúc có thể tồn tại cùng với triệu chứng chóng mặt.
Đau buốt, tê dại, cảm giác châm chích, kiến bò… ở một vùng nào đó như vai, lưng, các chi… là triệu chứng của rối loạn cảm giác. Rối loạn cảm giác (hay dị cảm) thường xuất hiện khi một khu vực kiểm soát cảm giác ở bộ não bị thiếu máu.
Tất cả những triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tê nhức đều thể hiện sự bất thường đang diễn ra trong cơ thể mỗi chúng ta, đó là biểu hiện sớm của việc dây thần kinh đang bị tổn thương. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại những hậu quả khôn lường như mất trí nhớ, biến chứng nguy hiểm của các bệnh là đái tháo đường, rối loạn lipid máu…
>>Xem thêm: Bị rối loạn lipid máu nên ăn gì để hỗ trợ điều trị
Phòng ngừa và điều trị tình trạng đau đầu, hoa mắt, tê nhức
Để phòng tránh tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, người bệnh nên ngồi xuống hoặc nằm nghỉ ngơi nhắm mắt lại, bình tĩnh thở sâu lấy lại cân bằng. Tránh nằm nơi có nhiều ánh sáng và tiếng động nhiều, bổ sung bạch quả Ginkgo biloba có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ dây thần kinh và Cao blueberry ngăn sa sút trí tuệ, chống lão hóa và ngăn ngừa các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
Đối với triệu chứng rối loạn cảm giác như tê bì chân tay, người bệnh nên tăng cường luyện tập thể dục, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như là nhóm vitaminB (B1,B2,B6) giúp giảm đau dây thần kinh và các biến chứng thần kinh, đau cơ xương.
Từ đó, chúng có tác dụng giảm thiểu rối loạn cảm giác cũng như các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, mất ngủ, yếu liệt nửa người, chống căng thẳng, stress…