Home Bệnh về hệ thần kinh CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO?

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO?

346

Để giúp người bệnh mắc tai biến mạch máu não phục hồi nhanh chóng và cải thiện được những di chứng, quá trình chăm sóc họ là rất quan trọng. Vậy chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Xử trí tai biến mạch máu não như thế nào?

Bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ não) xảy ra khi não không có đủ oxy và chất dinh dưỡng. Một số dấu hiệu của người mắc tai biến mạch máu não đó là: chóng mặt, mất thăng bằng, tay chân tê liệt, thị giác kém hơn, đi vệ sinh không tự chủ,… Khi nhận thấy những triệu chứng trên, bạn cần làm ngay một số điều sau:

-Gọi xe cứu thương để đưa người bị tai biến tới bệnh viện: Xe cứu thương sẽ giúp thời gian đến bệnh viện nhanh hơn. Thêm nữa, trên xe còn có các nhân viên y tế, họ sẽ sơ cứu cho người bệnh nếu cần để hạn chế các di chứng để lại. Một lưu ý khi gọi cấp cứu 115, bạn hãy nhấn mạnh vào cụm từ “tai biến” hoặc “đột quỵ” để cơ sở y tế nắm được tình trạng khẩn cấp của bệnh nhân.

-Theo dõi các triệu chứng của người bệnh và ghi ra giấy hoặc điện thoại. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý nền khác, bạn cũng nên lưu ý và báo lại với bác sĩ.

-Trong quá trình chờ xe cứu thương, bạn nên để người bị tai biến nằm nghiêng, đầu hơi nhấc lên. Tư thế này sẽ giúp thúc đẩy máu tới não. Nếu người bệnh tự bị ngã trước đó, bạn không nên tự ý di chuyển. Hãy nới lỏng quần áo của họ và đảm bảo không gian xung quanh thông thoáng, thoải mái.

-Ngoài ra, hãy cố gắng nói chuyện với bệnh nhân, thu thập những thông tin như: loại thuốc họ đang dùng, các vấn đề dị ứng,…

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị tai biến mạch máu não

Sau khi đã cấp cứu kịp thời, việc chăm sóc bệnh nhân sau tai biến theo kế hoạch, đúng cách sẽ giúp cải thiện khả năng vận động và các chức năng như hô hấp, suy nghĩ, giao tiếp,… của người bệnh. Gợi ý kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị tai biến cụ thể như sau:

2.1. Theo dõi lịch dùng thuốc và tác dụng phụ của thuốc

Người chăm sóc bệnh nhân tai biến cần nắm rõ những vấn đề như: loại thuốc (uống/tiêm), thời gian dùng, đường dùng thuốc, chỉ định của bác sĩ,… Bên cạnh đó, nếu thấy người bệnh có phản ứng, triệu chứng khác lạ khi dùng thuốc thì cần báo cho nhân viên y tế ngay lập tức.

Kiểm tra các loại thuốc bổ sung để hỗ trợ cải thiện những di chứng sau tai biến một cách nhanh và hiệu quả hơn.

2.2. Hiểu về các di chứng sau tai biến mạch máu não

Một số di chứng mà bệnh tai biến mạch máu não thường gây ra đó là:

-Liệt nửa người, chân tay yếu.

-Viêm loét da.

-Rối loạn cảm xúc, ngôn ngữ, đại – tiểu tiện.

-Huyết khối tĩnh mạch.

-Trí nhớ và thị lực suy giảm.

-Động kinh, co giật.

Khi đã nắm rõ các di chứng này, bạn sẽ có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não đúng cách.

2.3. Chăm sóc tâm lý với sự thay đổi tính cách của người bệnh sau tai biến

Sau khi mắc tai biến, bệnh nhân dễ rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực hoặc mắc di chứng rối loạn cảm xúc. Họ có thể có những hành vi, cách ứng xử khác thường. Người chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não hãy cảm thông và giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp bệnh nhân kết nối với xã hội để họ nhanh chóng tái hòa nhập với cuộc sống thường ngày, vui vẻ, lạc quan hơn.

Bạn cần hiểu rằng quá trình phục hồi sau tai biến có thể nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như ý chí của bệnh nhân. Do đó, việc chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não cần có thời gian cũng như sự kiên trì từ cả người bệnh và người chăm sóc.

2.4. Chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho người bệnh

-Vệ sinh răng miệng, lau người từ 2-3 lần/ngày.

-Tắm, gội đầu: 3 ngày/1 lần, thực hiện trong phòng kín gió, nước ấm và chỉ tắm từ 5-7 phút vào ban ngày.Thay quần áo ít nhất 1 lần/ngày.

-Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đại tiểu tiện để tránh bị viêm nhiễm.

-Giường nằm cần được thay ga sạch sẽ. Vị trí đặt giường cần thoáng mát, không ẩm thấp, tránh gió lùa. Phía đầu có thể nâng cao hoặc để thêm gối để chống đỡ phần cổ, lưng cho người bệnh.

-Đề phòng loét da do nằm lâu bằng cách luôn giữ ga giường khô ráo và trở mình cho bệnh nhân 2 tiếng/lần.

-Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ trước khi bệnh nhân được xuất viện. Bên cạnh đó, bạn hãy kê sẵn giường cho người bệnh ở vị trí rộng, dễ di chuyển cũng như chuẩn bị trước những đồ dùng cần thiết để chăm sóc người bệnh.

-Đề phòng các biến chứng về hô hấp bằng cách hàng ngày cho người bệnh ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng để đường thở không bị tắc nghẽn đờm dãi.

2.5. Tránh để người bệnh bị ngã

Việc này rất nguy hiểm vì có thể khiến bệnh tình thêm nặng hơn hoặc khiến bệnh nhân bị tái phát tai biến. Người chăm sóc cần luôn để ý tới bệnh nhân, hỗ trợ họ di chuyển hoặc ngồi dậy,…

2.6. Kiểm tra chính sách bảo hiểm

Bệnh tai biến mạch máu não thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế quy định. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại Khoản 2 Điều 23 và Điều 112 Luật BHXH để nắm rõ hơn về mức hưởng chế độ ốm đau cho người bệnh.

2.7. Nắm được những giải pháp để ngăn ngừa tai biến tái phát

-Sử dụng thuốc điều trị tai biến theo đúng chỉ định của bác sĩ.

-Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

-Thường xuyên kiểm tra và theo dõi huyết áp để tránh tình trạng huyết áp cao gây vỡ mạch máu não.

-Kết hợp chế độ luyện tập thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày.

3. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não, bạn cũng cần lưu ý về các vấn đề sau:

3.1. Về chế độ ăn

Người bệnh mắc tai biến cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Bạn nên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng bữa ăn. Một ngày bệnh nhân cần ăn đủ 3 bữa chính, kèm thức ăn nhẹ, không nên ăn quá no.

Thực đơn mỗi bữa cần đầy đủ các nhóm dưỡng chất, đặc biệt cần tăng cường bổ sung các loại rau tươi có màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt. Người mắc tai biến nên hạn chế ăn đồ dầu mỡ, chiên xào, muối và các chất kích thích. Một lưu ý nhỏ, đó là bạn nên cho người bệnh ăn thức ăn mềm như cháo, súp, nước ép,… để dễ tiêu hóa.

3.2. Chế độ sinh hoạt, tập luyện

Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, người mắc tai biến mạch máu não cần duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đúng giờ, ngủ nghỉ điều độ. Mỗi buổi trưa nên nghỉ khoảng 30 phút, tránh làm việc nặng, nằm đúng tư thế,…

Ngoài ra, người chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não cũng có thể cho người bệnh kết hợp tập luyện, vận động tùy tình trạng sức khỏe mỗi người. Với những bệnh nhân nặng, người nhà có thể cho tập thụ động.

3.3. Chế độ điều trị

Khi chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, bạn cần để ý tới chế độ điều trị của người bệnh như:

-Duy trì thuốc men hàng ngày đúng liều lượng và thời gian dùng.

-Thường xuyên theo dõi bệnh nhân, nếu có triệu chứng bất thường như đau đầu, chóng mặt, ù tai, tê chân tay,… thì sẽ xử lý kịp thời.

-Thực hiện tập phục hồi chức năng cho người bệnh tại các cơ sở y tế.

3.4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh

Khi chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não, bạn hãy luôn thực hiện đo huyết áp đều đặn, ăn uống khoa học, tập luyện,… để phòng ngừa bệnh tình tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng thêm những sản phẩm tốt cho hệ thần kinh, có tác dụng làm giảm các biến chứng do tai biến mạch máu não gây ra.

Trên thị trường hiện nay đã có sản phẩm ngăn ngừa tai biến mạch máu não với thành phần tự nhiên, lành tính như Ginkgo biloba, kết hợp các dưỡng chất như: cao Blueberry, Natri chondroitin sulphat, Riboflavine (vitamin B2),… đảm bảo an toàn khi sử dụng. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ lưu thông máu, điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp tăng cường tuần hoàn não, cải thiện các tình trạng stress, mất ngủ, đau đầu, đau dây thần kinh.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tai biến và phục hồi sau tai biến tốt nhất, hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 chia sẻ bí quyết TẠI ĐÂY.

Trên đây là những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn trong cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình.

Rate this post