Nhiều người tỏ ra khá coi thường khi thấy tình trạng tê ngón tay út xảy ra thường xuyên. Họ cho rằng đó chỉ là việc các ngón tay hoạt động quá lâu nên mới dẫn đến tê mỏi. Nhưng thực tế, tình trạng này đang cảnh báo bạn có thể đang mắc một trong số các bệnh lý rất nguy hiểm.
Khi nào bị tê ngón tay út không phải do bệnh
Hiện tượng này có thể thấy khá phổ biến ở cả nam và nữ, chúng không phân biệt độ tuổi hay tính chất công việc nặng nhẹ.
Tình trạng nhiều người bị tê ngón tay út bên phải hoặc cả 2 bên khi ngủ dậy không đáng lo ngại. Bởi do tư thế ngủ bị nằm đè lên tay, dẫn đến các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, khiến máu khó lưu thông. Nên người bệnh cảm thấy bị đau mỏi, tê cứng ngón tay út. Sau khi nắn bóp bằng dầu cao thì hiện tượng này nhanh chóng biến mất.
Hoặc những người phải ngồi làm việc trong thời gian dài như: nhân viên văn phòng, lái xe…phải ngồi liên tục mà không di chuyển dẫn đến tình trạng bị tắc nghẽn dây thần kinh, máu truyền từ dây thần kinh trung ương về các cơ quan dây thần kinh khớp tay và ngón tay bị ngăn chặn lại.
Khi thời tiết thay đổi bất ngờ, gặp trời lạnh những người có sức đề kháng kém thường có nguy cơ bị rối loạn cảm giác tê bì chân tay và các ngón tay. Do thời tiết lạnh làm cho các mạch máu bị đông lại, dẫn đến hiện tượng bị tê bì. Tình trạng tê ngón tay út còn do tác dụng phụ của việc dùng nhiều thuốc kháng sinh như thuốc giảm đau, thuốc cao huyết áp, thuốc đái tháo đường…
Bị tê ngón tay út dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý xương khớp
Mặc dù hiện tượng tê ngón tay út có thể không nguy hiểm trong một số trường hợp tê chân tay sinh lý, nhưng có sẽ ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm nếu như chúng là biểu hiện của các bệnh lý về xương khớp:
- Những người bị tê ngón tay út thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi dùng các biện pháp xoa bóp. Tình trạng bệnh tăng nặng khiến cho ngón tay bị cơ cứng lại. Có thể đang là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì…
- Bệnh này còn xảy ra do bị thiếu các nhóm vitamin B1, B12, các chất acid folic, calci, kali… Thường là những người bị suy giảm thể lực, cơ thể gầy yếu, phụ nữ có thai hoặc những người kém ăn, người già yếu suy giảm chức năng miễn dịch.
- Những người bị viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh cũng thường bị tê ngón tay út.
- Những người bị mắc các bệnh xương khớp nguy hiểm như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm khớp… khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép cũng là tác nhân gây ra bệnh tê bì chân tay.
- Bị tê tay chân còn có thể là dấu hiệu của việc bạn đang bị nhiễm virut, nhiễm phong – hàn, nhiễm lao.
- Nhiễm độc cũng có thể gây ra hiện tượng tê ngón tay út. Đặc biệt là khi bị nhiễm các loại độc như kim loại nặng chì, đồng, thủy ngân, các hóa chất độc hại sử dụng trong các nhà máy, khu chế xuất công nghiệp.
Phòng ngừa và điều trị tê ngón tay út hiệu quả
Nếu tê tay út không phải do bệnh lý, thì không đáng lo ngại, vì đây là tê tay do tự nhiên mắc phải khi chúng ta nằm kê tay nghiêng một bên hoặc giữ nguyên một tư thế lâu không đổi tay… Để khắc phục tê tay sinh lý chỉ cần vài động tác vận động, xoa bóp mà không cần dùng thuốc cũng có thể khắc phục được.
Trong trường hợp bị tê ngón tay út do bệnh lý, thì đây có thể là triệu chứng ban đầu hoặc biến chứng sớm của một số bệnh như bệnh lý thần kinh, bệnh xương khớp, bệnh nội tiết, đặc biệt là bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường…
Hiện tượng tê tay út thường đa phần là do bệnh lý gây ra, trong đó có thể kể đến do thoái hóa xương khớp, hay một số bệnh mãn tính gây ra như tiểu đường, huyết áp… Để biết tê ngón tay út là bệnh gì, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị cụ thể.
Bởi triệu chứng tê ngón tay út rất có khả năng là do bị loãng xương, lúc này sự suy giảm mật độ xương gây ra tình trạng thoái hóa xương khớp gây chèn ép các dây thần kinh xuất hiện tê tay phải ở người lớn tuổi.
Khi đi khám và xác định được bệnh căn nguyên, bạn phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh căn nguyên. Đồng thời để chữa trị triệu chứng tê bì thì bạn nên bổ sung các vi lượng và khoáng chất như tiền Fursultiamine giúp giảm đau dây thần kinh và các biến chứng thần kinh, đau cơ xương. Đồng thời bổ sung bạch quả Ginkgo biloba có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ dây thần kinh, Cao blueberry ngăn sa sút trí tuệ, chống lão hóa và ngăn ngừa các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Nếu xác định hiện tượng tê cánh tay phải là do thoái hóa xương khớp, bạn có thể kết hợp phòng và trị căn nguyên gây mất xương, loãng xương và thoái hóa xương khớp bạn nên bổ sung thêm canxi nano, vitamin D, MK7, và nhiều dưỡng chất cần thiết cho xương như Magie, kẽm, đồng, mangan, silic, DHA, quercetin… giúp xương dẻo dai, chắc khỏe.
Tìm hiểu thêm tại đây: