Home Bệnh về hệ thần kinh NHỮNG CÁCH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

NHỮNG CÁCH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

451

Ngày nay, căn bệnh tai biến mạch máu não đang dần trở nên phổ biến hơn. Bệnh không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể bị và để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não?

1. Hiện tượng tai biến là gì?

Hiện tượng tai biến mạch máu não còn được gọi với tên gọi khác là đột quỵ. Đây là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do mạch máu bị tắc hoặc vỡ. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời thì vùng não bị thiếu oxy, chất dinh dưỡng sẽ dần bị hoại tử và đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ mỗi phút trôi qua, bệnh nhân tai biến sẽ mất đi khoảng 1,9 triệu tế bào não. Bởi vậy nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ càng có nguy cơ để lại nhiều di chứng hơn hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.

2. Mục đích phục hồi chức năng sau tai biến

Phục hồi chức năng sau tai biến có ý nghĩa rất lớn với những bệnh nhân mắc bệnh tai biến mạch máu não. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có khả năng di chuyển, tự mình bước đi. Bên cạnh đó, sau khi phục hồi chức năng, bệnh nhân cũng có thể tự mình làm những việc sinh hoạt hàng ngày. Hơn thế, phục hồi chức năng sau tai biến nhằm giúp bệnh nhân trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường, hòa nhập với xã hội.

3. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

3.1. Tư thế đúng

Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não cần được đặt nằm đúng tư thế để giảm bớt co cứng cơ, đề phòng biến dạng khớp. Bạn có thể tham khảo các cách đặt bệnh nhân ở bảng sau:

Tư thếMô tả
Nằm ngửaVai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân bệnh nhân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh bị biến dạng, gập bàn chân về phía lòng bàn chân.
Nằm nghiêng sang bên liệtVai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành của bệnh nhân để trên hoặc gối đỡ ở phía lưng. Chân lành gập ở háng và gối.
Nằm nghiêng sang bên lànhVai và cánh tay bên lành để tự do. Chân lành để duỗi. Thân mình của bệnh nhân được đặt nằm vuông với mặt giường. Bên tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân. Chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối.

3.2. Lăn trở thường xuyên để tránh loét do tỳ đè

Người bệnh cần được hướng dẫn cách tự lăn trở mình. Nếu trong giai đoạn đầu còn khó khăn người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân thực hiện động tác lăn trở mình như sau:

-Lăn sang bên lành bằng cách cài tay lành vào tay bị liệt, tiếp đó đưa chân lành và tay lành về phía bên bị liệt và thực hiện xoay.

-Người nhà hỗ trợ người bệnh gập gối và háng bên liệt, dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành. Sau đó đẩy hông người bệnh sang bên lành.

3.3. Hướng dẫn cách ngồi dậy

Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: Người thân ngồi bên cạnh hỗ trợ người bệnh. Người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân, một tay của người thân quàng và đỡ vai người bệnh, đỡ người bệnh từ từ ngồi dậy.

3.4. Tập các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày

Gia đình cần quan tâm, hỗ trợ bệnh nhân tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân như: ăn uống, vệ sinh cá nhân (chải đầu, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo,…). Trong đó, người nhà cần biết cách hỗ trợ người bệnh di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại.

Tư thế di chuyển người bệnh từ giường sang xe lăn và ngược lại như sau: Người bệnh sẽ ngồi ở mép giường. Xe lăn để sát bên cạnh ghế về phía bên liệt. Mặt giường chỉ nên cao bằng mặt ghế xe lăn. Người nhà giúp bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn.

3.5. Tập đứng dậy

Nhiều bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, khi tập đứng dậy thường có thói quen đứng lên bằng chân lành, khi ấy chân liệt đưa ra phía trước. Do vậy, người nhà cần chú ý sửa sao cho khi đứng dậy phải dồn trọng lực xuống hai chân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đứng dậy bằng nạng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nạng, người bệnh cần tập đứng vững trong thanh song song trước.

Trước hết để người bệnh đi được họ cần luyện đứng cho vững, bệnh nhân đứng được càng nhiều càng tốt. Trước tiên, để cho người bệnh tập đứng trong thanh song song trước. Để họ đứng vững hơn, nên cho bệnh nhân tập lần lượt với tay sang hai bên và cúi nhặt vật thể ở dưới đất. Bằng cách đó, hàng ngày bệnh nhân có thể tập để đứng vững hơn.

3.6. Tập vận động thụ động

Bên cạnh những bài tập trên, người bệnh có thể tự tập các động tác thụ động để cơ thể dễ dàng di chuyển, đề phòng bị cứng khớp. Các động tác thụ động đó bao gồm:

-Nâng hông lên khỏi mặt giường: Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt dọc với thân mình, hai chân gấp, đặt sát nhau. Nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao và càng lâu thì càng tốt.

-Tập cài hai tay đưa lên phía đầu: Tay lành của bệnh nhân cài vào các ngón tay bên bị liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía đầu. Bệnh nhân cố gắng sao cho khuỷu tay hai bên ngang tai. Sau đó, bệnh nhân hạ tay về lại vị trí cũ, cứ liên tục làm như vậy khoảng 10 đến 15 lần.

3.7. Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp

Ngoài những hoạt động trên, để tránh tình trạng co cứng, co rút cơ ở bên liệt và cứng khớp vai, khớp cổ chân bên liệt cần phải được đặt ở tư thế đúng. Bệnh nhân cũng lưu ý nên tập theo tầm vận động của mình và dùng nẹp chỉnh hình để điều chỉnh đúng tư thế.

4. Phục hồi chức năng sau tai biến kéo dài bao lâu?

Theo các chuyên gia, quá trình phục hồi chức năng thông thường sẽ được chia thành hai giai đoạn là: phục hồi tại bệnh viện và phục hồi tại nhà. Trong đó, giai đoạn điều trị phục hồi tại nhà sẽ cần khoảng thời gian dài hơn.

Cụ thể, giai đoạn phục hồi tại bệnh viện là 6 tuần. Trong đó, tuần thứ nhất là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng để các bác sĩ đánh giá khả năng phục hồi của bệnh nhân. Tuần thứ hai đến tuần thứ sáu để rèn luyện cho bệnh nhân sẽ thực hiện những hoạt động cá nhân dựa trên theo dõi của chuyên gia và người nhà. Với giai đoạn phục hồi tại nhà, thời gian sẽ được tính theo tháng hoặc năm tùy vào tình trạng phục hồi của bệnh nhân.

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng sau tai biến

-Phục hồi chức năng sớm: Điều này sẽ giúp giảm các di chứng sau cơn tai biến

-Tập vận động sớm để tránh cứng khớp.

-Tập vận động phù hợp với khả năng: Người bệnh cần được luyện tập những bài tập từ đơn giản đến phức tạp tùy vào tình trạng phục hồi của bệnh nhân.

-Dinh dưỡng: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, mỡ động vật, nội tạng, đồ ăn nhanh,…

-Vệ sinh chỗ nằm cho bệnh nhân: Lật người bệnh nhân ít nhất 2 giờ/lần để tránh loét chỗ tỳ đè.

-Thuốc: Sử dụng một số thuốc hỗ trợ do bác sĩ chỉ định.

-Khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt các nguy cơ tai biến mạch máu não.

-Chú ý vấn đề cảm xúc: Gia đình cần thường xuyên quan tâm và động viên người bệnh, giúp họ có tinh thần, ý chí để chiến đấu với bệnh tật. Điều này ảnh hưởng tới kết quả phục hồi sau tai biến.

6. Những lưu ý trong phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Trong quá trình phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, người nhà và người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

-Thay đổi lối sống, thói quen ngăn ngừa tái phát bệnh như: không hút thuốc lá, ăn uống điều độ, không thức khuya, ngủ đủ giấc, sống lạc quan, tránh căng thẳng…

-Tiếp tục tiến hành điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường,…

-Khi tập các bài tập phục hồi chức năng tại nhà, cần quan sát sắc mặt bệnh nhân để tránh tập quá sức.

-Giường của bệnh nhân cần được kê sao cho bên liệt nằm hướng ra giữa phòng để người bệnh vận động thân liệt nhiều hơn.

-Hầu hết những người bị tai biến thường trầm cảm hoặc bị lo âu về bệnh tật, gia đình cần quan tâm thăm hỏi, động viên bệnh nhân thường xuyên.

Bên cạnh đó, gia đình có thể tìm hiểu một số loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình phục hồi sức khỏe. Các loại thực phẩm chức năng có chứa Ginkgo biloba, Cao Blueberry 25% OPC, … cùng những thành phần khác như: magie, tinh bột mỳ hỗ trợ bệnh nhân rất tốt trong việc tăng cường tuần hoàn máu, giảm thiểu các dấu hiệu dẫn đến đột quỵ, đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục sau tai biến.

>> Xem thêm: PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 tư vấn cách phòng ngừa hiệu quả và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị tai biến mạch máu não, đột quỵ hiệu quả TẠI ĐÂY.

Trên đây là những thông tin quan trọng về phục hồi chức năng sau tai biến. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bệnh nhân trong việc điều trị bệnh và sớm phục hồi chức năng.

Rate this post